Măng là loại thực phẩm có thể chế biến được nhiều món ngon như măng om vịt, măng xào tỏi, măng luộc chấm mắm tôm hay măng hầm chân giò... Tuy nhiên, không phải ăn măng cũng được. Vậy, sau sinh bà đẻ ăn măng được không?
Măng tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho cùng những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe.
Trong măng tươi có hàm lượng chất xơ rất cao lên tới tận 2,56%, lượng chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.
Trong măng tươi có chứa chất Phytosterol chống sự oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
Măng còn có chứa ít chất béo và đường, do đó ăn măng sẽ không phải lo lắng vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường.
Không chỉ vậy, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Dù trong măng có nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng ăn được măng. Phụ nữ sau sinh ăn măng được không là băn khoăn của rất nhiều chị em. Sau khi sinh, bà đẻ phải có chế độ ăn phù hợp, đủ dưỡng chất để hồi phục sức khỏe và đủ sữa cho bé bú, do đó, dù mẹ là một "tín đồ" của măng thì cũng nên nghiên cứu kĩ trước khi quyết định ăn.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Cyanide dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa sẽ ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, nhưng các bà mẹ đang cho con bú không nên ăn măng vì chất độc này không bay hết.
Các chuyên gia cũng cho hay, phụ nữ sau sinh không nên ăn măng, dù là măng khô hay măng tươi, cũng sẽ có cảm giác đau nhức vú, hoặc làm sữa có mùi khó chịu mà trẻ không muốn bú nữa thậm chí còn có thể gây mất sữa.
Rửa sạch và cho măng vào nồi nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, tiếp tục đun trong khoảng 1 giờ, trong quá trình đun, nếu nước trong nồi bị cạn thì bạn cần cho thêm nước để măng luôn ngập trong nước, sau đó vớt ra ngoài, rửa sạch với nước rồi tiếp tục cho măng vào luộc thêm 1-2 lần nữa. Lưu ý khi luộc măng nhớ mở vung để chất độc bay ra ngoài.
Sau khi luộc xong, bạn cho măng ra rổ, rửa sạch lại với nước sạch rồi cắt bỏ phần măng già và tước nhỏ hoặc thái miếng để phục vụ chế biến các món ăn.
Trong thuốc nam có vị thuốc từ cây vằng rất lợi sữa cho bà đẻ. Các mẹ có thể mua lá vằng khô hoặc cao chè vằng rồi hãm thành chè vằng uống rất có lợi cho sữa mẹ. Hơn nữa trong chè vằng chứa rất ít năng lượng và hoạt chất hỗ trợ giảm cân, sẽ rất phù hợp cho chị em sau sinh bị tăng cân quá đà.
Hoa chuối
Hoa chuối làm nộm, nấu canh, luộc có tác dụng chống tắc tia sữa, giúp bà đẻ sau sinh sữa về nhanh và dồi dào hơn cho bé bú.
Các loại hạt ngũ cốc
Bột ngũ cốc làm từ các loại hạt như gạo lứt, đỗ đen, đậu đỏ, mè đen, hạt sen….cũng là một trong các thực phẩm lợi sữa rất tốt cho mẹ.
Chân giò hầm đu đủ non
Món cháo móng giò hầm đu đủ có chứa rất nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E…giúp lợi sữa, sữa đặc và nhiều hơn.
Xem thêm