Cá chép được coi là một trong những vị thuốc quý, rất lành cho phụ nữ mang thai, người già, người mới ốm dậy. Tuy nhiên, bà đẻ ăn cá chép được không, ăn như thế nào thì tốt?
Thịt cá chép có thành phần dồi dào protein, protid, lipid, canxi, sắt, phopho, acid amin và các vitamin nhóm B.
Theo Đông y, cá chép được coi là một trong những vị thuốc quý, rất tốt trong việc lợi thủy, tiêu thũng, hơn nữa cũng có thể trị chứng phù nề do suy dinh dưỡng, phù nề do bệnh tim, thận, hay phù nề do bị bệnh tiểu đường gây ra. Cá chép cũng là một vị thuốc quý dành cho phái đẹp. Vậy sau sinh, bà đẻ có thể ăn cá chép không?
Vì cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ sau sinh, do đó, bà đẻ có thể ăn cá chép để cơ thể người mẹ được hồi phục nhanh chóng hơn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, do thịt cá chứa nhiều protid nên bà đẻ ăn cá chép có thể làm tăng quá trình co lại của tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung.
Các món ăn được chế biến từ cá chép có thể giúp mẹ sau sinh thông sữa, lợi sữa, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu.
Sau sinh, bà đẻ thường bị táo bón. Với những người sinh mổ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm, trong khi đó, cá chép rất tốt trong việc điều trị chứng bệnh rối loạn hệ tiêu hóa.
Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do đó, bà đẻ ăn cá chép rất tốt cho việc kích sữa mau về.
Cá chép hầm với đậu đỏ: Cá chép mua về làm sạch, ướp chút muối khoảng 10 phút.Cho dầu vào chảo, đun nóng dầu, cho cá vào chiên vàng đều 2 mặt. Phi thơm hành, tỏi, gừng sau đó đổ nước vào. Đậu đỏ nấu sôi, cho cá chép vào nêm nếm gia vị vừa ăn. Đợi canh sôi kĩ cho thêm bột năng vào cho hơi sánh. Để đậu đỏ nhừ là được. Cá chép hầm đậu đỏ rất tốt cho những trường hợp bị phù nề, vàng da hay khi đi tiểu bị dắt, buốt hoặc cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường rất tốt.
Cháo cá chép, trần bì, gạo lứt: Rửa sạch đậu đỏ, dùng nước ngâm rồi rửa sạch lại, cá chép bỏ mang, mổ bụng bỏ nội tạng, không bỏ vảy, rửa sạch. Vò sạch gạo lứt. Trần bì ngâm mềm, rửa sạch. Bắc nồi đất lên bếp, cho mỡ lợn vào đun nóng, cho hành, gừng vào xào thơm, cho rượu, nước, đậu đỏ, trần bì vào, để lửa nhỏ nấu cho chín nhừ cá chép, vớt cá chép ra, cho gạo lứt vào, tiếp tục nấu thành cháo. Cá chép bỏ vảy, nhặt sạch xương, cho vào cháo, nêm bột nêm, muối, dầu mè vào cháo. Cháo cá chép giúp lợi thủy tiêu sưng, giảm chứng phù nề, gan cứng, sau khi sinh sữa không thông.
Dùng trong bệnh tim (kể cả về thận): Cá chép 1 con khoảng 500g, thông bạch 6 cái, bí xanh 500g, hành trắng, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cá chép bỏ ruột, không đánh vảy, rửa sạch, cho vào nồi cùng với bí xanh, hành trắng, nước hầm nhừ, cho chút dầu ăn, muối, gia vị vừa đủ. Ăn vào 2 bữa phụ hằng ngày. Cần ăn liền 10 ngày.
Tiểu tiện ít, mặt phù: Cá chép 1 con (500g), đậu đen 30-50g. Cá chép đánh vảy bỏ mang ruột, nhét đậu đen vào bụng khâu lại. Cho vào nồi nấu nhừ cá và đậu đen. Chắt lấy nước uống vào bất cứ lúc nào. Ngày dùng 1 thang, cần uống một thời gian.
Tỳ hư, bị tiêu chảy: Cá chép 1 con (600g), tỏi 2 nhánh, hạt tiêu 10g, ớt 10g, trần bì 10g, sa nhân 10g, tất bạt 10g, dầu ăn, muối vừa đủ. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, rửa sạch, nhét hành, tỏi, tiêu, ớt, trần bì, sa nhân, tất bạt... vào bụng cá. Cho dầu ăn vào chảo chờ nóng già rán cá, sau cho cá và nước vào nồi om, thêm nước vào lần nữa nấu nhỏ lửa đến khi nước canh cạn bớt có màu trắng đục là được. Ăn cá uống nước canh vào lúc đói.
Xem thêm: