Mực có giá trị dinh dưỡng thế nào?
Mực có chứa rất nhiều protein cũng như các vitamin B1, B2, B6, PP và các chất như protid, lipid, photpho, canxi.
Trong Đông y, mực có tác dụng bổ máu, có lợi cho tim mạch, kiện tỳ, cầm máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt. Trong Tây y, mực có tác dụng góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống loãng xương, cải thiện tình trạng suy nhược hệ thần kinh.
Bà đẻ ăn mực được không?
Mực là một trong các loại hải sản khoái khẩu của nhiều người, mực còn là một trong các vị thuốc quý có thể chữa được rất nhiều bệnh. Một số món ăn được chế biến từ mực có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt, phù nề, phong thấp, trĩ lậu, động thai doạ sẩy…
Những tác dụng của mực theo Đông y đặc biệt hiệu quả cho bà đẻ, do đó, bà đẻ ăn mực được. Đối với sản phụ sinh thường hay sinh mổ đều mất một lượng máu khá lớn trong quá trình sinh. Sau sinh, bà đẻ ăn mực với các món như mực xào với ít nước gừng, mực luộc có tác dụng bổ máu, lợi tiểu, cầm máu, trĩ, tăng cường sức khoẻ, thể lực, thanh nhiệt, giảm mỡ, giải độc cơ thể.
Bà đẻ ăn mực với các món như mực xào với ít nước gừng, mực luộc có tác dụng bổ máu, lợi tiểu, cầm máu, trĩ, tăng cường sức khoẻ, thể lực, thanh nhiệt, giảm mỡ, giải độc cơ thể.
Sau sinh bà đẻ ăn mực như thế nào là đúng?
Cần lưu ý, giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng quan trọng, vì lúc này thức ăn hấp thu vào cơ thể mẹ sẽ chuyển vào sữa để nuôi em bé. Do đó, đối với những bà đẻ bị dị ứng với mực hay đang mắc các bệnh như chàm, phát ban, sởi thì cần phải tránh xa mực.Theo một số quan niệm dân gian thì trong vòng 3 tháng 10 ngày, bà đẻ chỉ được ăn thị nạc rang, cá bống kho khô, rau ngót và nước đun sôi. Các bà đẻ cần phải kiêng thịt bò, rau muống, bắp cải xanh, cá biển vì những loại đồ ăn này sẽ khiến cổ tử cung lâu khép lại. Ngoài ra, mẹ đẻ không được ăn tôm vì dễ gây sẹo lồi. Sau sinh, bà đẻ cũng cần tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia...
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ mực cho bà đẻ
Sản phụ thiếu sữa: gà mái choai (1 con) + mực (1 con) + gừng. Hầm chín, nêm gia vị cho vừa.
Chữa thiếu máu, bế kinh, chóng mặt: mực (60 gram) + trứng cút (2 quả). Nấu chín, ăn liền trong vòng 2 - 3 tuần.
Chữa bạch đới, khí hư: mực (2 con) + thịt heo nạc (250 gram) đem xào chín, nêm gia vị vừa đủ, ăn liền trong vòng 5 ngày.
Chữa bế kinh: mực (120 gram) + đào nhân (15 gram) + gừng. Ninh nhừ, nêm gia vị cho vừa ăn. Dùng liền 3- 5 ngày.
Bổ máu, chữa bế kinh do khí huyết hư: xào cơm, mực với gừng tươi thái sợi, ngày ăn 1 lần.
Xem thêm:
Mai ChiBạn đang xem bài viết Bà đẻ ăn mực được không, ăn như thế nào thì tốt cho cả mẹ cả con? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].