Thành phần dinh dưỡng của cua biển
Cua biển có nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú hàm lượng protein cao hơn so với cá thịt. Trong cua bể còn chứa lượng lớn canxi, photpho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C và chứa magie, axit béo omega 3 rất tốt cho tim, mạch.
Một số nghiên cứu cho hay, cua giúp làm giảm cholesterol xấu và triglycerides trong máu. Thịt cua có vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, cua bể có chứa nhiều sodium và purines nên người cao huyết áp và bị gout không nên ăn. Cua biển có tính hàn nên những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng nên cân nhắc trước khi ăn thực phẩm này.
Bà đẻ ăn cua bể được không?
Sau sinh các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hồi phục sức khỏe và đủ chất để tiết sữa cho con bú. Cua biển có tác dụng bổ máu, giải nhiệt, tán ứ, bổ xương tủy nên rất tốt cho sức khỏe suy yếu của các bà đẻ. Vì vậy, bà đẻ có thể ăn cua bể.
Trong khi thịt cua đồng có vị mặn thì thịt cua bể lại ngọt và chứa nhiều khoáng chất sắt, kali, canxi, các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Cua biển giúp làm giảm lượng triglyceridesvà cholesterol xấu trong máu.
Sau sinh, bà đẻ ăn các món từ cua biển (cua bể) còn rất tốt cho não bộ cũng như sự phát triển của bé vì trong khoảng 85g thịt cua cung cấp đến 300-500mg chất béo cung cấp axit béo omega 3.
Sau sinh, bà đẻ ăn các món từ cua biển (cua bể) rất tốt cho não bộ cũng như sự phát triển của bé
Sau sinh, bà đẻ ăn cua biển cần lưu ý gì?
Sau sinh, sức khỏe bà đẻ rất yếu. Theo quan niệm dân gian, bà đẻ cần kiêng cữ các thức ăn như ốc, hến, nghêu, sò, hải sản tanh… ít nhất là 6 tuần sau sinh bởi đây là thức ăn có tính hàn cao, gây lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến lượng sữa.
Đối với các mẹ bị dị ứng hải sản, có vấn đề về thận, hay bị lạnh bụng không nên ăn cua biển và nên có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.
Món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ cua bể
Súp cua
Súp cua với nhiều màu sắc bắt mắt của cua và các loại đậu, rau củ đi kèm, đặc biệt súp cua lại giàu chất dinh dưỡng và nhiều canxi.
Nguyên liệu:
1 con cua biển
Xương ống, trứng gà, bắp hột, đậu Hà Lan
Bột năng, ngò rí, hành lá và gia vị nêm
Miến xào cua
Miến xào cua là món ngon, nhiều chất, tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
1 con cua biển
Miến, trứng gà, chà bông
Cà chua, hành tím, gia vị nêm
Mì ý sốt thịt cua
Mì Ý sốt thịt cua đơn giản, đủ chất.
Nguyên liệu:
250g mì ý
200g thịt cua
Nước dùng gà
Hành lá, tiêu, nghệ dầu mè, gia vị nêm
Xem thêm:
Mai ChiBạn đang xem bài viết Bà đẻ ăn cua bể được không, ăn như thế nào mới tốt? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].