Để đi công tác, đi du lịch, trong trường hợp khẩn cấp, nhiều bà bầu cần phải di chuyển bằng máy bay… Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc bà bầu đi máy bay có được không, có an toàn cho mẹ và bé không?
Quan niệm bà bầu không được đi máy bay là không hoàn toàn đúng. Nếu bà bầu có thai kỳ hoàn toàn bình thường thì bà bầu có thể đi máy bay. Tuy nhiên, thai phụ có vấn đề về sức khỏe hoặc tùy giai đoạn thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không nên đi máy bay.
Theo Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khuyến cáo bà bầu không nên đi máy bay, nhất là thai phụ đang ở quý 3 của thai kỳ. Nếu bắt buộc phải di chuyển bằng máy bay thì cần kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trước khi xuất hành.
Các hãng hàng không thường có quy định những bà bầu mang thai ở tuần thứ 27 trở đi phải khai báo trước khi lên máy bay. Đối với những phụ nữ mang thai trên 36 tuần không được đi máy bay bởi khi đi máy bay, do áp suất thay đổi theo độ cao khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị thay đổi, dòng máu nuôi dưỡng thai nhi chảy không đồng đều, gây kích thích tử cung và dễ sinh non.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Bà bầu nếu cần đi máy bay hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản biết tình hình sức khỏe hiện tại mẹ và bé có đủ để đi lại bằng máy bay hay không.
Đối với những bà bầu bị tăng huyết áp, tim mạch trong thai kỳ, mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về nước ối, nhau thai hoặc hảy máu âm đạo, tiền sử sinh non, hoặc có tiền sử máu vón cục kể cả trước khi mang thai, đã từng sinh đôi sinh ba... cũng không nên đi máy bay.
Tìm hiểu hãng hàng không
Rất nhiều hãng hàng không từ chối chở bà bầu đặc biệt những người mang bầu sau tuần 32. Bà bầu cần tìm hiểu thủ tục, yêu cầu của từng hãng để xem bà bầu đi máy bay được không.
Bà bầu đi máy bay hãy thông báo sớm cho hãng hàng không để được xếp chỗ ngồi ưu tiên và có nhân viên giúp bạn vận chuyển đồ đạc.
Có cần đi cùng bác sĩ?
Với những mẹ bầu mang thai từ 36 tuần trở lên, một số hãng hàng không sẽ yêu cầu bạn phải đi cùng một bác sĩ sản khoa để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cần hỏi trước hãng về vấn đề này.
Bà bầu nên ăn uống đầy đủ khi lên máy bay, tuy nhiên bà bầu cần lưu ý không nên ăn uống thức ăn có ga trước khi lên máy bay vì nguy cơ nôn ói. Bà bầu có thể dùng thuốc chống ói lúc đi máy bay.
Cử động nhẹ nhàng
Trong chuyến bay dài, ngồi bất động lâu có thể làm bà bầu phù chân, tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch chân. Vì vậy bà bầu nên thay đổi tư thế và co duỗi hai chân. Để tránh chấn thương do rung lắc máy bay, thai phụ cần thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay ở vị trí thấp hơn người không mang thai.