9 rau củ quả tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh kẻo sản sinh độc tố

Những loại rau củ quả dưới đây rất phổ biến trong mâm cơm hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có biết rằng chúng tuyệt đối không nên bảo quản trong tủ lạnh.

1. Hành tây

Hành tây thường bị héo bị mềm đi, thậm chí là nấm mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô quăn queo ngay kể cả khi bạn đã bọc chặt.

Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Dù bạn có bọc kỹ thế nào đi nữa cũng không kín được mùi. Bản thân hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó khi để trong tủ lạnh.

Để bảo quản hành tây, chỉ cần giữ những củ nguyên vẹn, để bên ngoài nơi thoáng, không ẩm ướt là được.

2. Chuối

Đây là loại quả cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không lưu trữ trong tủ lạnh. Vì chúng là một loại trái cây nhiệt đới nên phù hợp với khí hậu ấm hơn môi trường do tủ lạnh cung cấp.

Khi để trong tủ lạnh với nhiệt độ 5 độ C, chuối dễ bị thâm đen, hư thối, nhũn nhão, biến chất, phát tán mùi, giảm các thành phần dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn cho chuối vào tủ lạnh, hãy để chúng chín đều và bọc phần cuống để quả chuối được tươi lâu hơn.

3. Cà chua

Khi cho cà chua vào tủ lạnh sẽ làm mất hương vị và giá trị dinh dưỡng, do kết cấu bên trong cà chua bị thay đổi. Cà chua sẽ chín đều và giữ được hương vị thơm ngon hơn khi bạn bảo quản và chế biến chúng ở nhiệt độ phòng.

Bơ cần được làm chín sau khi mua về, vì vậy bạn cần bảo quản bơ ở nhiệt độ phòng. Khi cho bơ vào tủ lạnh để bảo quản là bạn đã vô tình làm cho thịt bơ bị sượng, chín không đều, mất đi độ béo bùi của bơ. Nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh, trước tiên bạn hãy cho bơ vào túi giấy để bơ chín mềm đều thì mới cất bơ vào tủ lạnh nhé.

4. Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả giàu các thành phần carotenoid như lycopene và beta carotene, là những chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng chống ung thư, ngăn ngừa tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên những chất này có thể giảm đến 50% khi ở nhiệt độ thấp.

Dưa hấu còn nguyên quả có thể giữ được 14-21 ngày ở 12 độ C. Nhiệt độ trong tủ lạnh (khoảng 5 độ C) có thể làm dưa hấu bị úng, nhũn chỉ sau một tuần.

Nếu dưa hấu đã được cắt thì nên bảo quản phần còn lại trong tủ lạnh để tránh tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường. Tuy nhiên, chỉ để trong tủ lạnh 1-2 ngày và cần bọc giấy bóng. Nhiệt độ lạnh sẽ làm mất đi hương vị ban đầu của dưa.

5. Táo

Táo ăn mát sẽ ngon, tuy nhiên khi bảo quản táo trong tủ lạnh sẽ làm mất dần hương vị của táo, nên tốt nhất chỉ bỏ táo vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi ăn.

Ngoài ra, do khí ethylene mà táo thải ra trong quá trình lưu trữ, sẽ kích thích các loại trái cây và rau quả khác có xu hướng nhanh chín hơn, vì thế táo nên để trên kệ cao, cách xa các sản phẩm khác.

6. Vải

Tương tự như chuối, vải là loại quả thích hợp với xứ nhiệt đới, kỵ lạnh. Nếu để trong tủ lạnh, vỏ quả sẽ thâm đen, mất đi chất dinh dưỡng, mát màu sắc và mùi vị.

7. Chanh

Chanh có khả năng hấp thụ các mùi do đó, nếu bảo quan trong tủ lạnh sẽ khiến chúng không còn được thơm, ngon như ban đầu, thậm chí còn héo, khô, thối. Bảo quản chanh nhiệt độ phòng là cách hay nhất.

8. Khoai tây

Khi bảo quản khoai tây trong tủ lạnh sẽ làm chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường, khiến khoai tây có vị ngọt và đổi màu sau khi nấu chín. Ngoài ra khoai tây để trong tủ lạnh thường bị nhão, sần rùi, mềm oặt và mất chất dinh dưỡng có trong tinh bột.

Đồng thời, bạn không nên rửa khoai trước khi lưu trữ bởi độ ẩm sẽ làm chúng nhanh hỏng hơn. Vì vậy, khoai tây nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoát mát.

9. Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ thấp, như môi trường trong tủ lạnh. Dù bạn có để tỏi ở ngăn mát đi chăng nữa, nó cũng nhanh bị mốc và hỏng hơn để ở ngoài.

Bạn khó phát hiện vấn đề này khi chỉ nhìn ở bên ngoài, do đó khả năng ăn phải tỏi mốc là rất cao.

Tỏi nói riêng và các loại gia vị nói chung như ớt, gừng, hành tím.... đều nên cất ở nơi thoáng mát, tránh tủ lạnh.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan