Tắm rửa nhu cầu vệ sinh hàng ngày của mỗi người, giúp cơ thể loại bỏ bụi bẩn và mệt mỏi, đem lại sự sảng khoái và sức sống cho cả một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, có nhiều thời điểm tuyệt đối không nên tắm nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trang Health Sina của Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về 7 thời điểm mà bạn tuyệt đối không nên đi tắm.
Sau khi vận động mạnh, cơ thể toát ra nhiều mồ hôi khiến bạn muốn đi tắm ngay lập tức.
Tuy nhiên, mới vận động mạnh mà tắm ngay rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến đau tim, thiếu máu não, thậm chí choáng và ngất xỉu.
Trong lúc vận động, tần suất lượng máu chảy về cơ bắp tăng cao. Sau khi dừng luyện tập, trạng thái này vẫn tiếp diễn trong một thời gian ngắn.
Nếu như lúc này lập tức tắm rửa sẽ khiến cho huyết dịch không đủ để cung cấp cho các bộ phận quan trọng khác.
Huyết dịch cung cấp cho nội tạng và não không đủ, thì sẽ cảm thấy đầu choáng váng, buồn nôn, nghiêm trọng hơn còn phát sinh các loại bệnh tật khác, vì vậy nên cần đặc biệt chú ý.
Các chuyên gia khuyên rằng, sau khi lao động thể chất hoặc trí óc, bạn nên nghỉ ngơi một thời gian rồi hãy tắm.
Khi sốt, cơ thể thường nóng, nhớp nên bạn sẽ muốn tắm qua một chút cho sảng khoái.
Thực tế, lúc này nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhiệt lượng tiêu hao tăng 20%, cơ thể khá yếu, nếu nếu tắm rất dễ xảy ra tai biến ngoài ý muốn.
Tắm khi sức đề kháng của cơ thể xuống thấp là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, đột quỵ hoặc làm cơn sốt trở nên trầm trọng.
Khi bị huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiều người chọn cách tắm nước nóng để cải thiện tình hình nhưng thực chất, đây là một thói quen phản khoa học.
Nước nóng cao hơn nhiệt độ cơ thể lúc này có thể sây sốc đột ngột bởi nhiệt độ cao có thể gây giãn tĩnh mạch. Cơ thể chúng ta sẽ càng mệt mỏi, chóng mặt hơn.
Rượu gây ức chế hoạt động của chức năng gan, ngăn cản quá trình giải phóng glycogen.
Khi tắm, lượng tiêu thụ glucose của cơ thể sẽ tăng lên. Tắm sau khi uống rượu, lượng đường không được bổ sung kịp thời dễ gây chóng mặt, hoa mắt, toàn thân bủn rủn, nghiêm trọng hơn còn có thể bị hạ đường huyết và hôn mê.
Nghiên cứu cho thấy, nếu tắm ngay sau khi ăn, các mạch máu sẽ bị giãn ra do sự thay đổi nhiệt độ khi tiếp xúc với nước.
Do đó, lượng lớn máu sẽ đổ dồn về bề mặt da, dẫn đến giảm lượng máu đến khoang bụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ.
Ngược lại cũng không nên tắm khi đói vì dễ dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí gây đột quỵ.
Nhiều người cho rằng tắm nước lạnh giúp cơ thể khỏe mạnh, song các chuyên gia cảnh báo tắm nước lạnh khi sức khỏe yếu sẽ dễ bị cảm lạnh.
Đặc biệt, nữ giới sức khỏe yếu hoặc sau sinh không được tắm nước lạnh vì lúc này sức đề kháng yếu, dễ bị cảm, sốt.
Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, người bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.
Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn 'đèn đỏ' tuyệt đối không nên tắm đêm.