Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu những điều cần tránh khi tắm để bảo vệ sức khỏe, tránh các bệnh da liễu và tim mạch.
1. Tắm quá lâu
Tắm quá lâu (nhất là trong nước nóng) khiến da bị khô, có thể gây mẩn ngứa. Thời gian tắm tối đa chỉ nên là 10 phút.
2. Thường xuyên sử dụng sữa tắm
Sữa tắm càng nhiều bọt càng có nhiều hoạt chất, đồng nghĩa với việc nó sẽ phá hủy lớp dầu bảo vệ tự nhiên của cơ thể, khiến da khô ráp.
Thêm nữa, nếu bác sỹ không chỉ định riêng loại sữa tắm diệt khuẩn cho bạn, bạn không cần phải sử dụng sữa tắm hàng ngày.
3. Dùng bông tắm cũ và còn ướt
Miếng bông tắm và bọt biển ướt là nơi trú ngụ hoàn hảo của vi khuẩn và nấm mốc, vì thế tốt nhất là bạn nên thay mỗi tháng một lần.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng găng tay tắm bằng vải cotton hoặc khăn tắm.
Bạn cũng nên sấy hoặc phơi khô miếng bọt biển sau khi sử dụng.
4. Lau người quá kỹ
Khi lau khô người bằng khăn tắm, bạn không nên lau quá kỹ mà nên để lại một chút hơi ẩm.
Sau đó bạn có thể dùng kem dưỡng thể để da thêm mịn màng.
5. Dùng nước quá nóng
Nước nóng khiến da khô và bong tróc, làm da mất đi chất nhờn, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn đến phát ban, viêm da và dị ứng.
6. Tắm khuya
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, đằm mình dưới vòi nước mát lạnh giúp cơ thể thư giãn và làm sạch những bụi bẩn thì còn gì tuyệt vời bằng.
Tuy nhiên nếu bạn tắm quá khuya, từ 10 giờ trở đi thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nhất là lúc cơ thể đang mệt mỏi và nhiệt độ cao, nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu co thắt, ảnh hưởng đến tuần hoàn và phổi.
Tắm gội vào ban đêm chính là nguyên nhân của căn bệnh đau đầu kinh niên.
Thông thường sau khi gội đầu ít người chú trọng đến việc làm khô tóc, thậm chí nhiều người còn lên giường với mái tóc chưa khô hẳn.
Điều này khiến cho da đầu bị nhiễm lạnh, các mạch máu bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ hình thành nên bệnh đau đầu kinh niên.
7. Tắm khi quá đói hoặc ăn quá no
Khi đói, lượng đường trong máu thấp, cơ thể bạn đang thiếu hụt lượng đường.
Vì vậy, nếu tắm vào lúc này bạn sẽ dễ bị đột tử, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
Ngược lại, tắm khi ăn quá no cũng không tốt vì cơ thể cần tập trung một lượng máu tới hệ tiêu hóa sau khi ăn.
Nếu chúng ta đi tắm ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng tim mạch.
Vì vậy, bạn nên tắm sau khi ăn 1-2h.
8. Tắm lúc mệt mỏi
Tắm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái nhưng khi tắm lúc cơ thể mệt mỏi lại là thời điểm tắm dễ bị đột tử bạn cần nên tránh.
Khi mệt khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh.
Nếu cộng thêm việc tắm bằng nước lạnh càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, dễ bị cảm lạnh, thậm chí dễ gây ra tử vong. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Khi tắm cũng tránh ngâm trong nước quá lâu có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu, huyết áp.
Thời gian tắm trung bình khoảng 10 đến 15 phút là hợp lý và trong khi tắm, chúng ta nên kỳ cọ nhanh tay.
9. Đang sốt cũng tắm
Khi sốt cơ thể rất yếu, nếu bạn tắm sẽ rất dễ bị cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng do sức đề kháng yếu.
Điều này còn có thể dẫn tới đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của bạn nữa.
10. Tắm sau khi uống rượu bia
Điều này sẽ tiêu hao một lượng lớn glucose trong cơ thể.
Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời do rượu chứa nhiều chất kích thích làm ức chế hoạt động của gan, dễ bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, nặng hơn còn ngất xỉu do bị hạ đường huyết.
Đặc biệt với người say rượu, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, cơ thể đang mệt mỏi… không nên tắm với nước lạnh vì dễ bị đột quỵ, tai biến.
11. Tắm sau khi 'quan hệ'
Sau khi làm 'chuyện ấyy' bạn không nên đi tắm ngay mà hãy nghỉ ngơi 5-10 phút.
Việc tắm ngay có thể khiến cơ thể bị chuột rút do các cơ bắp bị co rút đột ngột.
Nước lạnh còn gây co mạch máu đột ngột, dẫn đến choáng và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.
12. Tắm xong đi ngủ luôn
Trước khi ngủ 30 phút không nên tắm nước quá nóng vì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, gây khó ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không cao, hay mộng mị.
Bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ. Còn trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau trán và cổ 5 phút là được.
Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.
13. Tắm nước nóng khi huyết áp thấp
Nhiều người thường chọn cách tắm nước nóng khi bị huyết áp thấp.
Tuy nhiên, bị huyết áp thấp tắm nước quá nóng sẽ làm giãn mao mạch, hạ huyết áp dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp máu kịp thời tới các bộ phận trên cơ thể, gây mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí dẫn tới thiệt mạng
14. Tắm xong nằm điều hòa
Một sai lầm nữa bạn cần tránh là tắm xong nằm điều hòa.
Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim, huyết áp.
Đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu, việc nằm điều hòa ngay sau khi tắm rất dễ bị đột quỵ.
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết 14 sai lầm chết người khi tắm ai cũng mắc phải tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].