Nhiều người cho rằng sau khi chia tay làm bạn bè với người yêu cũ là hành động của những người trưởng thành, nhưng thực chất việc đó chẳng có ích lợi gì ngoài việc đem lại tổn thương nhiều hơn cho chính bản thân mình. Khoa học chứng minh 7 lý do bắt buộc phải đoạn tuyệt hẳn với người yêu cũ.
Cảm xúc của con người thì chẳng bao giờ kiểm soát được. Sau rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học, các chuyên gia đã đưa ra kết luận cách đối xử tốt nhất với người yêu cũ chính là... tránh xa họ ra. Không qua lại, không dõi theo, và có đến 7 lý do để bạn cần cân nhắc điều đó.
Do khó kiểm soát cảm xúc con người, việc cứ quanh quẩn bên người yêu cũ sẽ khiến bạn càng khó vượt qua nỗi đau chia tay để bước tiếp. Bạn sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm trong những cảm xúc lẫn lộn, nửa muốn bước tiếp, nửa muốn quay lại (nhưng không được).
Sau khi chia tay, ai cũng cần có một khoảng thời gian để chữa lành vết thương lòng, và nếu cứ gặp mặt người cũ sẽ chẳng ích lợi gì cho câu chuyện này cả.
Sau khi chia tay người yêu, bạn có thể có cảm xúc khá hỗn độn phân vân, rằng liệu đó có phải quyết định đúng? Và nếu bạn tiếp tục gặp người cũ để giải quyết chuyện này, đó là một quyết định cực kỳ tệ hại.
2 người đã từng có khoảng thời gian gặp gỡ, hẹn hò và cũng có thể mang đến những hấp dẫn về mặt thể xác. Bởi vậy khi gặp nhau, cảm xúc có thể bất chợt dâng lên và cuốn lấy, bất chấp việc các vấn đề khiến cả 2 chia tay vẫn còn nguyên vẹn mà chưa được giải quyết.
Theo chuyên gia tâm lý, thì đã có rất nhiều cuộc tình sau khi tan vỡ, người trong cuộc vẫn trở thành bạn tốt, vẫn gặp gỡ, trò chuyện như bình thường.
Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì cả 2 chẳng muốn quá đoạn tuyệt với nhau, và không muốn đột nhiên phải đối mặt với cuộc sống thiếu đi nửa còn lại của mình. Đa số đều cho rằng việc làm bạn với người cũ sẽ khiến nỗi đau vơi dần đi.
Tuy nhiên, đây thực chất là một hành động sai lầm. Việc chia tay là không ai mong muốn, nhưng nếu tiếp tục dây dưa với người yêu cũ, bạn sẽ không bao giờ có thể xóa nhòa được cảm xúc giữa cả 2. Điều này thực sự rất tệ.
Một khi bạn vẫn cảm thấy thoải mái vì việc cả 2 còn được gặp gỡ, bạn cũng dễ buông lỏng, nhường chỗ cho những cảm xúc lãng mạn dâng lên trong một cuộc tình vốn đã tan vỡ từ lâu.
Nếu bạn là người chủ động chia tay thì đây là điều cần phải nhớ: người bị "đá" sẽ luôn muốn quay lại. Dĩ nhiên nếu quay lại được thì cũng tốt, nhưng nếu bạn không muốn, việc nên làm là cắt đứt hoàn toàn.
Để đối phương hy vọng vào một cuộc tình đã tan vỡ không cách gì hàn gắn là điều cực kỳ tàn nhẫn.
Khi đã là bạn bè, bạn cũng không còn quyền gì để ngăn cản người ta đến với một tình yêu mới. Mà thực tế việc chứng kiến người yêu cũ có người mới không phải là một trải nghiệm dễ chịu gì đâu. Nhất là khi mối mới của họ còn "ngon" hơn bạn thì quả là đau không thể kể xiết.
Trừ khi cả 2 vẫn còn có chút điểm chung để ràng buộc ví dụ như con cái, thì gần như chẳng bao giờ có lý do nào đủ tốt để tiếp tục làm bạn với người yêu cũ, dù viện cớ gì đi chăng nữa. Rõ ràng, bởi vì đó là mối quan hệ mà bạn đã tự tay chấm dứt nó.
Nhiều người sẽ cho rằng việc làm bạn được với người cũ là hành động thường thấy của người trưởng thành. Nhưng thực ra, cắt đứt hoàn toàn là điều tốt hơn cả, giúp bạn tránh những tình huống khó xử và khiến cho vết thương lòng của bạn ngày càng nặng hơn.
Như đã nêu, sau khi kết thúc một cuộc tình thì ai cũng cần một khoảng thời gian để hàn gắn. Và sau khi hồi phục, bạn cũng sẽ sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.
Tuy vậy nếu như vẫn tiếp tục qua lại với người cũ, bạn sẽ chẳng thể nào kiếm được tình mới đâu. Thành thực mà nói, không chàng trai/cô gái nào muốn nghe tin người mình đang yêu và hẹn hò vẫn thi thoảng gặp gỡ tình cũ cả. Điều này nếu nghiêm trọng hơn người mới sẽ nghĩ rằng mình là cái bóng của người yêu cũ mà thôi.