Các chuyên gia tâm lý học tin rằng ngôn ngữ cơ thể có thể tiết lộ ai đó đang nói thật hay nói dối. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần chú ý để nhận diện người nói dối dễ dàng hơn.
Dấu hiệu phổ biến cho biết ai đó đang nói dối là lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. Nếu ai đó liên tục ngừng hoặc nói lắp bắp, có thể họ đang nói dối và mất thời gian để nghĩ xem nên nói gì.
Những tiếng "à", "ừm" hay các từ thừa (filler word) như "tôi nghĩ là", "ý tôi là", "rằng thì là",... cũng có thể là dấu hiệu của người đang nói dối.
Thông thường, cảm xúc thật sẽ kéo dài không quá 5 giây. Nếu ai đó thể hiện biểu cảm, cảm xúc quá 5 giây, có thể đó là cảm xúc giả tạo.
Chẳng mấy ai giữ nguyên một biểu cảm khuôn mặt suốt 10 giây cả. Do đó hãy để ý dấu hiệu này nhé.
Các nhà khoa học phát hiện rằng cảm xúc là thứ luôn đi trước lời nói. Nếu ai đó nói "Tôi giận lắm" rồi sau đó bạn mới thấy biểu cảm tức giận trên mặt họ, thì có lẽ họ đang nói dối.
Cảm xúc thật sẽ có vẻ chân thành và không dễ giả vờ. Khi cảm xúc chân thành, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ bộc lộ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận.
Ví dụ khi bạn cười chân thành thì không chỉ khuôn miệng và đôi mắt cũng sẽ cười theo, xuất hiện nếp nhăn đuôi mắt, lông mày cũng đi xuống.
Nói lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu của người đang nói dối. Khi họ lặp đi lặp lại điều gì, có thể họ đang cố gắng thuyết phục người nghe và chính họ để khiến bạn tin vào lời họ nói.
Cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ cũng là một dấu hiệu. Nếu ai đó sử dụng cách diễn đạt giống hệt với câu hỏi, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái, cố gắng bám sát người hỏi vì sợ nói quá nhiều sẽ để lộ sơ hở.
Lặp lại câu hỏi trước khi trả lời cũng là một dấu hiệu của người nói dối vì họ đang cố tình câu giờ để có thời gian "bịa" ra một câu trả lời.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của người nói dối đó là họ che mặt hoặc miệng lại. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Do đó nếu bạn phát hiện dấu hiệu này, có thể bạn đang bị lừa dối.
(Theo Bright Side)