Gừng là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt Nam và nhiều nước khác. Nhưng bạn đã biết những công dụng của gừng chưa? Hãy đọc bài này và lưu ý khi sử dụng đúng nhất nhé.
Các hợp chất phenolic trong gừng có thể giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa, kích thích sản xuất nước bọt, sản xuất mật và ức chế sự co bóp của dạ dày khi nước và thức ăn đi qua đường tiêu hóa.
Đồng thời gừng cũng có tác dụng có lợi đối với các enzyme trypsin và lipase tuyến tụy, làm tăng khả năng vận động của đường tiêu hóa.
Điều này cho thấy, gừng có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng cũng như táo bón rất hiệu quả.
Bạn có thể nhai gừng sống hoặc uống trà gừng để khắc phục chứng buồn nôn trong quá trình điều trị ung thư.
Ngoài ra, khi mang thai, để giảm cảm giác buồn nôn khi bị nghén, bạn cũng có thể ngậm gừng hoặc kẹo gừng vì nó khá an toàn. Đây cũng là loại gia vị giúp chống say tàu xe rất tốt!
Nhâm nhi một tách trà gừng vào mùa đông là cách tốt để giữ ấm cho cơ thể.
Chúng giúp cơ thể toán ra mồ hôi bên ngoài và giữ cơ thể ấm từ bên trong. Bạn có thể để sẵn trà gừng ở nhà hoặc tự làm trà gừng bằng cách hãm một vài lát gừng trong nước sôi già, để ấm và thưởng thức.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vài giọt chanh hoặc vài thìa mật ong để tăng thêm hương vị nhé.
Một nghiên cứu gồm 74 tình nguyện viên được thực hiện tại trường Đại học George đã phát hiện ra rằng bổ sung gừng hàng ngày có thể làm giảm đau cơ khi tập thể dục lên đến 25%.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã thấy được công dụng của gừng trong việc giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Cho nên nếu bạn bị đau bụng ngày đèn đỏ, hãy uống một ly trà gừng nóng hoặc chườm nóng để giảm cơn đau nhé.
Gừng là loại gia vị được sử dụng hàng thế kỷ nay nhằm để giảm viêm và giảm các tình trạng viêm.
Một cuộc nghiên cứu gồm 20 tình nguyện viên được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư cho thấy bổ sung các thực phẩm chứa gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Các chuyên gia cũng cho rằng gừng còn có tác dụng trong việc điều trị viêm xương khớp.
Một tác dụng khác của gừng đó là giảm cholesterol, giảm nguy cơ đông máu và duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này nhưng nó có thể trở thành một trong những thành phần chữa bệnh tim và tiểu đường.
Những hợp chất chống viêm và chống oxy hóa như gingerols, beta-carotene, capsaicin, axit caffeic, curcumin và salicylate có trong gừng rất có lợi cho sức khỏe.
Loại gia vị này có thể dùng để ướp các món xào, nấu canh, món hấp, làm mứt…
Bạn hoàn toàn có thể dùng gừng tươi hoặc gừng xay để tăng hương vị cho món ăn đều được.
Sử dụng gừng cần lưu ý gì?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi gừng là một chất phụ gia thực phẩm an toàn.
Với gừng tươi, nó thường gây ra ít hoặc không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số người ăn gừng có thể bị trào ngược axit, loét miệng và gây tiêu chảy.
Các nhà khoa học cho rằng tiêu thụ gừng ở dạng viên nang có thể giảm nguy cơ ợ nóng.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên dùng quá 4g gừng khô mỗi ngày hoặc 1g đối với những người mang thai.
(Theo Medical News)