Từ vụ người phụ nữ ở Hà Nội sống sót kỳ diệu sau 7 ngày rơi xuống vực sâu Yên Tử đã khiến nhiều người nhận ra rằng, kỹ năng để sinh tồn trong một môi trường bất lợi đóng vai trò rất quan trọng.
Vậy nếu chẳng may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng, phải làm thế nào để giữ an toàn và có thể sống sót. Dưới đây là những chỉ dẫn của bác sĩ Trần Anh Thắng – Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, nhằm giúp mọi người có được những kỹ năng cơ bản nhất để xử lý tình huống.
Điều đầu tiên cần phải làm khi chẳng may bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc trong rừng là hít thở một hơi thật sâu để giữ bình tĩnh, giữ vững tâm lý, không hoang mang, lo sợ.
Bởi, hoang mang, hoảng loạn sẽ khiến bạn mất sức, tinh thần sẽ không ổn định và có thể sẽ gặp nguy hiểm hơn khi ở trong rừng hoặc dưới vực sâu.
Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn xem xét tình huống của bản thân, xem xét tình hình xung quanh như thế nào để có thể tự giúp bản thân sinh tồn trong môi trường bất lợi và có thể tìm được sự giúp đỡ.
Cần hành động theo nguyên lý của từ viết tắt STOP:
Khi không may bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc trong rừng, nếu có thể xác định và tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm nơi khô thoáng nhất có thể.
Nếu bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc trong rừng thì nên hạn chế tối đa việc di chuyển để tránh mất năng lượng và sức lực. Hơn nữa, khi ở yên một chỗ còn giúp bạn tăng cơ hội được người khác tìm thấy.
Có thể bảo vệ làn da của mình bằng cách tìm những vật như mảnh vải, nylon bảo vệ, che chắn những vùng da hở để tránh côn trùng đốt và giữ ấm cơ thể.
Nếu có vết thương, cần xử lý vết thương càng sớm càng tốt, tránh để lâu mất máu hoặc dễ bị nhiễm trùng bằng cách:
- Cần nâng cao phần bị thương lên, lấy một chiếc khăn, mảnh vải hoặc hoặc dùng tay nếu không có) ấn chặt ngay vào vết thương. Hãy giữ nguyên như thế cho đến khi máu ngừng chảy.
- Trong trường hợp máu chảy quá nhiều và đang có dấu hiệu choáng váng như hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi hãy tiếp tục ấn chặt vào vết thương, giơ phần bị thương lên cao, càng cao càng tốt và giữ thấp phần đầu đề phòng bị sốc.
- Có thể buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại (dùng dây thắt lưng rộng, khăn quàng cổ hoặc dây bản rộng để buộc, lưu ý không dùng dây thừng, dây điện, dây dù để buộc vết thương. Khi buộc vết thương cần chú ý:
+ Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được và đã từng được tiếp cận hoặc đã được hướng dẫn
+ Cứ 30 phút lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
+ Trong trường hợp bị gẫy chi thì cố gắng cố định được chi gãy nhằm hạn chế đau đớn và tai biến. Có thể tìm những tấm bìa giấy, thanh gỗ tre để nẹp chi.
Theo Y học cổ truyền thì 1 số loại lá cây cỏ có thể cầm máu, nhưng bác sĩ Thắng khuyên rằng, trong tình huống bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc trong rừng chúng ta không nên dùng cây cỏ để cầm máu. Vì cách này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, đôi khi nguy hại đến tính mạng vì cây cỏ có thể chứa chất độc….
Nước là thứ thiết yếu, không thể thiếu, cơ thể một người khỏe mạnh bình thường có thể chịu đựng được 2-3 ngày không có nước, nhưng khi thiếu nước cơ thể chúng ta sẽ dần dần kiệt sức. Vậy việc tìm được nguồn nước sạch là rất cần thiết cho cơ thể để giúp bạn cầm cự thêm thời gian chờ được cứu hộ, hãy chia nhỏ những lần uống nước đừng thấy khát mà uống 1-2 lần một lúc.
Nếu không có thức ăn mang theo thì chỉ nên ăn những loại rau, lá, quả rừng khi biết là loại không độc. Cây cỏ thường là những thực phẩm lành tính nhưng trong rừng nên chú ý, nó có thể là nguyên nhân gây ngộ độc cho bản thân nên cần chú ý và thận trọng trước khi ăn.
Khi không may bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc vào rừng có thể tạo tín hiệu cứu hộ bằng cách la hét, huýt sáo hoặc đốt lửa. Đánh dấu vị trí bằng đá, vải quần áo… để người khác có thể nhìn thấy từ trên cao.