“Cơ thể cậu bé 23kg phải tiếp nhận quả thận của người mẹ nặng 50kg. Chúng tôi đã không ngủ suốt 4 ngày đêm do ghép thận từ người lớn nên bé gái đi tiểu nhiều hơn bình thường gấp nhiều lần”.
Bước đầu làm quen với kỹ thuật ghép tạng từ năm 1989, đến tháng 6/2004, GS Trần Đông A, cố vấn ghép tạng của Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện ca ghép thận trẻ em đầu tiên ở khu vực phía Nam được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 dưới sự tham gia.
Là một trong những bác sĩ tham gia ê kíp ghép thận cho trẻ em lần đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2, GS Đông A không thể nào quên ca ghép thận đầu tiên cho bệnh nhi cách đây 14 năm.
Bệnh nhi 12 tuổi nhưng chỉ nặng 23kg đó được nhận một quả thận từ chính người mẹ ruột của mình nặng 50kg.
GS Đông A xúc động nhớ lại: “Tôi và một bác sĩ phải thức trắng 4 đêm liền để ngồi theo dõi bệnh nhi.
Trong suốt 4 ngày đêm liên tục đó, chúng tôi phải “bơm” nước để quả thận hoạt động như đang trong cơ thể người lớn.
Qua được 4 ngày đó mới có thể xác định quả thận có tương thích với cơ thể em bé hay không. Sau đó mới có thể thở phào được phần nào".
Bệnh nhi được ghép thận giờ vẫn sống khỏe mạnh và được gửi theo dõi tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiếp đến tháng 12/2005, ca ghép gan nhỏ tuổi nhất Việt Nam tiến hành dưới sự chỉ huy của người bác sĩ nhiều tâm huyết.
“Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 chuẩn bị ghép tạng nguồn từ người bố cho con suy gan giai đoạn cuối.
Éo le thay, phút cuối người nhà xin hoãn vì mẹ bệnh nhi có bầu, bố lấy gan ghép cho con bắt buộc phải không được làm việc gì nặng mất sáu tháng thì nhà không còn người chăm sóc.
Cuối cùng, ca ghép gan cũng đành hoãn lại vì không có nguồn tạng từ người cho chết não”, GS Trần Đông A chia sẻ.
GS Đông A cho biết, năm nay ông không thực hiện ca ghép gan nào vì thiếu nguồn cho. Lý giải cho điều này, GS Đông A cho rằng do thiếu nguồn tạng ghép và đồng ý với Luật Hiến, ghép tạng không cho người dưới 18 tuổi hiến tạng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em.
Theo GS Đông An, như vậy là hơi cứng nhắc khi không đề cập trẻ chết não có nguyện vọng hiến tạng như trường hợp bé Hải An bảy tuổi ở Hà Nội. Cuối cùng, bé chỉ được hiến được giác mạc.
Trong khi đó tạng của trẻ em sẽ dễ tương thích với nhau hơn là lấy một phần gan hay một quả thận của người lớn ghép cho trẻ.
“Chúng tôi cũng đấu tranh để có luật hiến tạng dưới 18 tuổi nhưng chưa được”, GS Đông A nói.
Chia sẻ tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai đề án thực hiện mạng lưới điều phối liên viện về hiến và ghép thận nhân đạo giữa Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Nhi đồng 2 mới đây, các chuyên gia cho rằng, quá trình ghép thận gồm có chuẩn bị người cho, người nhận, kỹ thuật. Trong đó phía người cho vẫn còn rất hạn chế.
Để đáp ứng được nguồn tạng từ người cho thì phải có sự phối hợp lẫn nhau và nên để càng nhiều bệnh viện tham gia càng tốt.
Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, từ năm 2004 bệnh viện đã ghép thận cho bệnh nhi 12 tuổi, nhỏ tuổi nhất bấy giờ.
Tính đến nay đã 14 năm nhưng bệnh viện chỉ thực hiện 16 ca ghép thận, vì nguồn cho từ người cho sống không nhiều, chủ yếu là người thân trong gia đình, chưa có người cho chết não.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, trong bối cảnh nhu cầu ghép tạng ngày càng tăng cao thì sự liên kết ghép tạng giữa ba bệnh viện gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi đồng 2 và Bệnh viện Thống Nhất sẽ giúp điều phối hiệu quả nguồn tạng hiến và giúp xây dựng hệ thống ghép tạng cho các bệnh viện trên địa bàn, trong đó ưu tiên nguồn tạng hiến cho trẻ em.