Cha mẹ thương con và bảo vệ con là điều dễ hiểu. Nhưng bao bọc con quá mức thì có tới 5 hậu quả dưới đây:
Các chuyên gia tâm lý cho biết những bạn tuổi teen và người trưởng thành mắc rối loạn lo âu có một điểm chung đó là họ đều xuất thân từ gia đình có bố mẹ bao bọc con quá mức.
Việc bảo vệ con khỏi những căng thẳng, sợ hãi vô tình đã khiến con nhút nhát, không dám đối mặt với sự thật. Lâu dần, những đứa trẻ đó sẽ mắc rối loạn lo âu.
Ngoài ra, những ông bố bà mẹ hay lo lắng cũng sẽ lây sang cho con cái của họ. Trẻ có thẻ sợ ma, sợ bóng tối, sợ bị bắt nạt nhưng khi cha mẹ ôm ấp, bao bọc con và không rèn cho con tính can đảm thì không những không giúp con phát triển mà còn khiến con mắc bệnh rối loạn lo âu.
Cha mẹ bảo vệ con lúc còn nhỏ nhưng không thể bao bọc con cả đời. Khi con lớn lên, cha mẹ già đi, các con cần tự đi trên đôi chân của mình. Nhưng không để con tự lập có thể dẫn đến việc con quá phụ thuộc vào cha mẹ.
Chúng thậm chí không biết làm việc nhà, không thể chăm sóc bản thân, không thể tự học tập hay đưa ra chính kiến của mình.
Cho nên, cha mẹ hãy để cho con tự quyết định mọi thứ, để con tự lập tránh phụ thuộc cha mẹ khi lớn lên.
Việc cha mẹ bao bọc con quá mức có thể khiến các con mất cân bằng về các hành vi khi lớn lên. Một là các con có xu hướng sợ hãi mọi thứ. Chúng sợ đi một mình, sợ những rủi ro mình có thể gặp phải khi làm một việc gì đó.
Thứ hai là các con cũng có thể sẽ nổi loạn làm những việc mà mình chưa từng làm để chứng tỏ bản thân, trong đó có những việc nguy hiểm hoặc bị cấm.
Thông thường những cha mẹ nào hay bảo vệ con quá mức thì con sẽ thiếu những kỹ năng để bảo vệ bản thân. Chúng dường như chỉ phụ thuộc vào bố mẹ về mọi thứ, kể cả khi bị bắt nạt.
Ví dụ như ở lớp hay ở trường có bạn lấy bút hay lấy đồ dùng của con nhưng con không thể phản ứng lại và chỉ biết về mách cha mẹ.
Hay các con bị các bạn khác lớn hơn bắt nạt, chửi bới nhưng cũng chỉ biết về nhà nói lại với cha mẹ, thậm chí chúng còn không thể nói ra cho người lớn biết.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những đứa trẻ lớn lên từ gia đình có bố mẹ che chở thái quá thường thiếu tự tin và cũng thiếu tự trọng.
Chúng dường như không tự tin để làm bất cứ điều gì, và khái niệm tự trọng cũng không có. Trẻ thiếu đi khả năng bảo vệ cái tôi, bảo vệ bản thân mình dẫn đến việc ai cũng có thể bắt nạt được.
(Theo Bustle)