Cha mẹ không muốn khuyến khích con nói dối, tuy nhiên đôi khi cha mẹ vô tình làm điều đó mà không biết. Dưới đây là 5 sai lầm trong cách dạy con khiến trẻ nói dối.
Một trong những cách cha mẹ khiến con trở thành kẻ nói dối chính là tự nói dối.
Nếu cha mẹ thường nói dối nhân viên bán hàng qua điện thoại vì không muốn bị làm phiền, hay nói dối ông bà vì không muốn họ đến chơi, thì con bạn sẽ nghĩ rằng chúng cũng có thể nói dối để đạt được điều mình muốn.
Nhìn chung, cha mẹ thường giỏi việc trừng phạt hơn là khen thưởng. Chúng ta dễ dàng la hét, tước bỏ quyền lợi nào đó của con, nhưng thường bỏ qua những hành vi tốt mà không có sự ghi nhận nào.
Mặc dù rõ ràng là bạn không thể và không nên khen ngợi từng lời nói thật của con, nhưng bạn có thể xác định thời điểm con lựa chọn nói thật dù khó khăn và khuyến khích điều đó.
Ví dụ: Mẹ tự hào vì con đã nói thật với mẹ rằng con chưa làm xong bài tập về nhà. Chúng ta cùng nói chuyện xem lý do tại sao nhé.
Bạn đã bao giờ trò chuyện với con mình về lý do tại sao nói thật lại quan trọng không? Dù sao đây cũng không phải điều trẻ hiển nhiên hiểu được.
Trên thực tế, đôi khi việc nói dối dường như có thể mang lại lợi ích cho bạn. Vì vậy. tại sao con bạn phải trung thực khi điều đó không có lợi cho con?
Bạn đã làm rõ cho con hiểu điều này hay chưa? Nếu chưa thì có lẽ bạn nên bắt đầu từ đây.
Nếu bạn là người hay cáu gắt với con khi con điều gì đó sai trái, rất có thể con sẽ nói dối bạn.
Mọi bậc cha mẹ đều đã có những lần mất kiểm soát, tuy nhiên bạn nên hạn chế những lần như thế càng ít càng tốt.
Chúng ta thường ăn mừng thành công và cố hết sức để giảm bớt thất vọng về những sai lầm.
Tuy nhiên cha mẹ có thể nên khuyến khích, động viên ngay cả khi con thất bại - để tôn vinh nỗ lực thay vì thành tích.
Khi làm điều đó, bạn đang tạo ra một văn hóa gia đình ít động cơ khiến con nói dối hơn. Con sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nói thật dù có thất bại.
(Theo APD)