Dưới đây là những nguyên tắc chung giúp lời nói của bạn có sức nặng hơn và khiến người khác thuận theo ý kiến của bạn.
Đừng dùng những từ như "chẳng bao giờ", "tất cả", "mọi", "lúc nào cũng",... trong lời nói của bạn mà hãy đi vào cụ thể. Hãy nghĩ về chuyện đã xảy ra, ai liên quan đến chuyện đó và thời điểm xảy ra khi nào.
Hãy nói chính xác vào ngày nào, lúc nào thay vì "khoảng" hay "tầm".
Từ "nhưng" sẽ phủ định hết những gì bạn nói trước đó.
Đừng hỏi câu hỏi đóng, tức là câu hỏi chỉ có thể trả lời bằng "có" hoặc "không". Hãy hỏi xem sự việc xảy ra khi nào, như thế nào để có được thông tin giá trị mà bạn cần.
Hãy hỏi những câu hỏi mang tính làm rõ vấn đề và cho đối phương thấy rằng bạn cũng đang cố tìm cách giải quyết rắc rối với họ.
Hãy chuyển cách nói tiêu cực sang tích cực, trình bày rõ ràng những điều bạn muốn. Việc này sẽ giúp bạn tập trung sự chú ý vào mục đích của mình.
"Bạn có thể vui lòng" hay "Tôi rất cảm ơn" là cách đơn giản để diễn đạt mong muốn nhờ người khác giúp mình việc gì. Hơn nữa các cụm từ này mang lại hiệu quả rất tốt.
Hãy dùng cách nói khéo léo khi bạn muốn nói cho ai biết điều mình không hài lòng hay hoàn toàn phản đối ý kiến của họ. 'Đồng thời bạn phải bày tỏ quan điểm cá nhân và nói sự thật. Cách từ chối, phủ định khéo léo khiến bạn giao tiếp lịch sự và không làm mất lòng đối phương.
Từ "không" sẽ đẩy mọi người đi, nó mang nghĩ phủ định tuyệt đối và chắc chắn.
Nếu bạn lúc nào cũng nói chuyện ở đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, người nghe sẽ cảm thấy bạn chỉ đặt bản thân lên hàng đầu.
Việc dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai và "chúng ta" sẽ giúp kết nối mọi người, lôi kéo sự chú ý của người bạn đang nói chuyện cùng.
(Theo BS)