Kiểm soát đối phương
Một cuộc hội thoại cần có sự trao đổi cân bằng giữa hai người. Không ai thích trò chuyện với một người muốn kiểm soát họ.
Có thể chính bạn cũng ghét bị kiểm soát, do đó đừng hy vọng người khác chịu đựng khi bạn muốn làm điều đó với họ.
Một số biểu hiệu của việc kiểm soát có thể là ra yêu cầu, bắt người khác phải làm gì, kiểm soát toàn bộ chủ đề cuộc trò chuyện,...
Đáp lại cụt ngủn
Việc đáp lại cụt ngủn khiến đối phương không biết phải đáp lại bạn như thế nào và không muốn tiếp tục trò chuyện.
Dưới đây là một số kiểu trả lời cụt ngủn gây mất hứng trong giao tiếp:
- Oke
- Ừ
- Không
- Được
- Sao cũng được
Những câu đáp lại cụt ngủn cũng là dấu hiệu của sự buồn chán, khó chịu, muốn kết thúc cuộc trò chuyện. Người nghe được câu trả lời này sẽ tưởng rằng bạn không muốn nói chuyện nữa.
Ngược lại, bạn cũng nên tránh hỏi những câu hỏi đóng chỉ cần đáp lại bằng "có" hay "không" nếu muốn duy trì tốt cuộc trò chuyện.
Không chân thành
Chân thành thể hiện sự thiện chí trong giao tiếp. Nếu bạn không nói chuyện chân thành, người khác sẽ phát hiện và chú ý ngay.
Thiếu chân thành là lý do lớn khiến cuộc hội thoại không thể tiếp tục. Một số ví dụ của hành vi thiếu chân thành như giả vờ biết việc bạn không biết, khen không thật lòng, nói dối "vô hại" (white lie).
Chỉ tập trung vào bản thân
Cuộc hội thoại cần từ song phương. Không ai muốn tham gia cuộc hội thoại chỉ xoay quanh bạn hay chỉ nghe bạn nói về bản thân.
Mỗi chúng ta đều có hai tai và một miệng, vậy nên hãy lắng nghe gấp đôi nói chuyện. Hãy lắng nghe những điều đối phương nói một cách chăm chú, sau đó bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình.
Cố kéo dài cuộc trò chuyện
Cuộc trò chuyện tốt sẽ bắt đầu và kết thúc một cách tự nhiên. Cố tình kéo dài cuộc trò chuyện có thể khiến nó càng kết thúc sớm hơn.
Một số sai lầm mọi người thường gặp như nói chuyện quá chi tiết, không đi thẳng vào vấn đề chính, nói chuyện lạc đề hay cung cấp quá nhiều thông tin thừa.
Ra vẻ như chuyên gia
Không ai thích một người chuyên thể hiện. Ra vẻ mình như một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn không biết quá rõ là cách chắc chắn sẽ chấm dứt cuộc trò chuyện.,
Một số sai lầm bạn nên tránh như phân tích quá nhiều, sử dụng thuật ngữ phức tạp, phán xét, dùng từ ngữ quá dài dòng, giả vờ khiêm tốn nhưng thực chất là khoe khoang,..
Nói lời sáo rỗng
Bạn có thể không biết nói hay làm gì khi ai đó gặp vấn đề, rắc rối. Khi đáp lại họ sai cách, bạn có thể lập tức chấm dứt cuộc trò chuyện.
Không ít người thường mắc sai lầm khi đưa ra những lời khuyên, "danh ngôn" sáo rỗng, ví dụ như:
- Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi.
- Chuyện gì cũng có lý do của nó.
- Đâu rồi sẽ có đó.
Những câu nói này nghe có vẻ tử tế, nhưng rất sáo rỗng, không thực sự có ý nghĩa gì và đối với những người đang gặp khó khăn thì chúng càng vô nghĩa, hời hợt hơn bao giờ hết.
Bạn cũng có thể chấm dứt cuộc hội thoại bằng việc đưa ra những lời khuyên sáo rỗng, không thực sự hữu ích, nhất là khi không được đối phương hỏi.
Đôi khi lựa chọn tốt nhất là hãy thành thật thay vì đưa ra những lời khuyên, câu nói vô nghĩa. Bạn hãy nói:
- Mình thật sự không biết phải nói gì, nhưng mình đang lắng nghe.
- Nghe có vẻ khó khăn quá. Mình có thể giúp gì được không?
- Bạn có muốn nghe gợi ý của mình không? Mình có thể động viên bạn nếu bạn cần.
(Theo POP)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 sai lầm trong hội thoại khiến người khác mất hứng, không muốn nói chuyện với bạn tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].