Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: "Kẻ ngu dốt nghĩ mình thông thái, nhưng người thông thái biết mình ngu dốt."
Ngày nay, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Dunning–Kruger, một dạng thiên kiến nhận thức trong đó mọi người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế.
Sự thiên vị nhận thức này chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn (illusory superiority), xuất phát từ việc mọi người không thể nhận ra sự thiếu khả năng của họ.
Không có khả năng tự nhận thức về siêu nhận thức, mọi người không thể đánh giá khách quan năng lực hoặc sự bất tài của họ.
1. Nghiên cứu của Kruger và Dunning
Vào năm 1999, nhà tâm lý học David Dunning và trợ lý của ông, Justin Kruger, đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết này.
Họ tiến hành đánh giá kỹ năng trí tuệ của nhóm sinh viên trong một số lĩnh vực: khả năng tư duy logic (quy nạp, suy diễn, suy luận lựa chọn...), ngữ pháp tiếng Anh và khiếu hài hước.
Sau khi thu thập kết quả kiểm tra, họ yêu cầu các sinh viên đánh giá kết quả của chính mình. Kết quả khiến Dunning và Kruger phát hiện điều đặc biệt.
Họ nhận thấy rằng những sinh viên có khả năng kém thường có xu hướng đánh giá cao thành tích của mình, dù điểm số của họ thực tế lại ở mức thấp nhất.
Điều đáng ngạc nhiên là những sinh viên có điểm số cao lại tự đánh giá thấp thành tích của mình.
2. Vì sao người kém hơn lại tự tin hơn?
Lý do vì sao những người có khả năng kém lại tự tin hơn có thể được giải thích bằng hiệu ứng Dunning-Kruger.
Hiệu ứng này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực học tập, mà còn trong mọi lĩnh vực và tình huống khác. Bạn có thể nhìn thấy nó xảy ra ở khắp mọi nơi, ví dụ như:
- Nhà tuyển dụng chọn những người tự tin nhất trong buổi phỏng vấn, nhưng kết quả lại cho thấy họ là những người có khả năng kém nhất.
- Người nổi tiếng có ảo tưởng về sự thông minh của mình do sự quan tâm từ công chúng, trong khi các nhà khoa học có những phát hiện quan trọng thay đổi thế giới lại không nhận được sự quan tâm từ truyền thông.
- Trong số bạn bè, người thường khoe lái xe giỏi hay chơi cờ giỏi với bạn thường lại là người có kỹ năng kém nhất.
Lý do mà những người có khả năng kém lại tự tin hơn có thể được giải thích bằng việc họ không nhận thức được sự thiếu kiến thức của mình.
"Kẻ dốt khẳng định, người thông thái nghi ngờ, nhà hiền triết suy nghĩ." - Nhà triết học Aristoteles
Đơn giản, những người kém không biết rằng có nhiều điều mà họ chưa biết, và do đó, họ tự tin quá mức trong lĩnh vực đó.
Ngược lại, những người có khả năng nhận thức được rằng lĩnh vực đó có kiến thức phức tạp và rộng lớn.
Họ biết rằng có nhiều thứ mà họ chưa biết, vì vậy họ có xu hướng đánh giá thấp khả năng và hiểu biết của mình trong lĩnh vực đó.
Trái ngược với những người có năng lực cao, những người có khả năng kém lại thường không biết cách học hỏi từ những phản hồi để cải thiện, vì họ tin rằng mình đã biết hết mọi thứ.
3. Sự phức tạp của tâm lý con người
Bạn càng học nhiều thì bạn càng nhận ra mình biết ít.
Đây là một nghịch lý thú vị mà chỉ những người thực sự đi sâu và khám phá kiến thức mới có thể trải nghiệm.
Ngược lại, những người chỉ quan tâm và tìm hiểu một cách hời hợt trên bề mặt sẽ không bao giờ nhận ra rằng họ cần học thêm bao nhiêu.
Hãy học, học nữa và học mãi. Quá trình học không bao giờ có điểm dừng. Trong mọi lĩnh vực, việc học và hành không nên tập trung chỉ vào kết quả cuối cùng, mà hãy tập trung vào quá trình trải qua.
(Theo Dean Yeong)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao nhiều người dốt lại luôn tự cho mình là giỏi? tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].