Sophia Chua-Rubenfeld, tốt nghiệp ĐH Harvard và ĐH Yale chia sẻ với các học sinh, sinh viên những bí quyết hữu ích để học tập hiệu quả như một sinh viên Harvard.
Những bí quyết học tập như sinh viên Harvard của Sophia Chua-Rubenfeld:
Chuẩn bị:
1. Chọn ngành học bạn yêu thích, như vậy bạn sẽ không cảm thấy mình là nô lệ của học tập. Nếu bạn không muốn học thì không ai có thể giúp bạn.
2. Kết bạn. Xem bước 12, 13, 23, 24.
Nguyên tắc chung:
3. Học ít hơn nhưng chất lượng hơn.
4. Tránh để bộ não hoạt động vô thức.
5. Mơ hồ là tệ hại, chỉ làm tốn thời gian của bạn.
6. Ghi chép.
7. Chấp nhận khó khăn, quyết tâm, làm đến cùng.
Trên lớp:
8. Đến lớp.
9. Ghi chép bằng tay. Bất cứ thứ gì ghi chép bằng tay đều khắc sâu vào trí nhớ của bạn hơn. Ngoài ra nếu bạn thấy chán, bạn có thể ngồi vẽ bậy, đó vẫn còn tốt hơn là không làm gì.
Tự học:
10. Ra khỏi thư viện. Ngồi trong thư viện không giúp lấp đầy kiến thức của bạn. 8 tiếng lên Facebook trong thư viện thì vẫn là 8 tiếng lên Facebook mà thôi. Còn những người mang đồ ăn, chăn gối lên thư viện và chỉ ở đó những tuần sắp thi, hãy về nhà và đi tắm. Bạn có thể tự hỏi và kiểm tra bản thân trong khi gội đầu.
11. Học từng ít một mỗi ngày, nhưng đừng để cả ngày chỉ có học. Ví dụ: "Chiều nay mình sẽ đọc một chương rồi làm một nửa bài. Rồi mình sẽ đi xem một tập phim South Park và đi tập gym." Đừng có suy nghĩ "Phải bắt đầu ngay bây giờ, mình sẽ đọc càng nhiều càng tốt... Ôi, đã nửa đêm rồi ư, mình mới đến trang 5 và phòng thì bừa bãi chưa dọn dẹp được gì."
12. Tạo động lực cho bản thân. Chẳng hạn nếu bạn biết 6 tiếng nữa mình sẽ được đi chơi, bạn sẽ có động lực hoàn thành việc nhanh hơn.
13. Để bạn bè tịch thu điện thoại của bạn nếu họ phát hiện bạn đang ngồi chơi Angry Birds. Nếu bạn nghĩ mình cần nghỉ một chút, có lẽ chưa chắc đã là vậy đâu.
Làm bài tập:
14. Ngưng hightlight hay gạch chân nội dung học. Tưởng rằng chúng giúp bạn tập trung, nhưng thực chất chúng chẳng có tác dụng gì cả. Khi bạn gạch chân hết một lượt, nhìn lại, bạn sẽ thấy 5 trang giấy toàn màu xanh neon mà bạn chẳng nhớ là đã đọc được những gì. Thay vào đó, hãy viết lên lề giấy.
15. Tự làm tất cả bài tập. Chép bài bạn không cho bạn gì cả. Đó cũng là hành vi gian lận.
16. Đọc càng nhiều càng tốt.
17. Hãy là một người đọc thông minh, đừng là một con robot. Hãy tự hỏi: Tác giả đang muốn chứng minh điều gì? Logic của nó là gì? Bạn có thể tự trả lời những câu hỏi bằng cách đọc phần mở và kết mỗi chương. Sau đó hãy lấy hai ví dụ và nhớ lại chúng. Điều đó sẽ giúp bạn tái cấu trúc các ý của tác giả.
18. Đừng đọc tất cả, nhưng phải hiểu mọi điều mình đã đọc. Hiểu sâu một lượng tài liệu có hạn còn hơn hiểu mơ hồ tất cả bài. Một lần nữa, mơ hồ là tệ hại, chỉ tốn thời gian của bạn.
19. Dùng các dấu hoa thị cho các bài luận, tổng kết, tóm tắt, mọi thứ,...
Ôn tập:
20. Nhắc lại: Đừng có chuyển đến thư viện. Hãy ăn, ngủ, tắm đúng giờ.
21. Nếu có chỗ nào bạn không hiểu, chắc chắn chỗ đó sẽ có trong bài kiểm tra. Giải pháp chính là sách giáo khoa và Internet.
22. Làm tất cả bài luyện tập.
23. Mọi người thường coi thường cách học vẹt. Tuy nhiên kể cả là sinh viên Harvard, bạn cũng sẽ phải ghi nhớ các công thức, tên, ngày tháng. Cách ghi nhớ tốt nhất: ngưng đọc đi đọc lại vở ghi, chẳng có tác dụng gì đâu. Hãy đọc thành tiếng, viết lại. Nhờ bạn hỏi để mình trả lời và ngược lại.
24. Vẫn là bạn bè: hãy yêu cầu họ lắng nghe bạn giải thích một khái niệm phức tạp. Điều này bắt bạn phải hiểu rõ vấn đề và không còn mơ hồ về kiến thức.
25. Nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Hãy tìm hiểu mỗi khái niệm cụ thể gắn kết thế nào với toàn bài học, môn học. Điều này giúp bạn nắm được tổng quát, tìm được mối liên hệ giữa những gì đã học. Bạn có thể học cả triệu điều, nhưng chỉ khi nào bạn có thể liên hệ chúng với nhau thì bạn mới thực sự hiểu hết chúng và không quên bất kỳ điều gì nữa.
Đi thi:
26. Làm bài và đạt điểm A.
(Theo Bored Panda)