Từ khi cô bán rau mách nhỏ bí kíp, khoai tây nhà tôi để được lâu mà không lo nảy mầm

Khoai tây để trong nhà quá lâu sẽ dễ bị nảy mầm, vậy làm thế nào để bảo quản khoai tây trong một thời gian dài? Dưới đây là một vài thông tin hữu ích dành cho bạn.

Xem thêm

Như chúng ta đã biết, khoai tây là loại rau củ khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Khoai tây không chỉ ngon mà còn bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Khoai tây để được khá lâu, tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản thì chúng rất dễ này mầm. Khoai tây sau khi nảy mầm chứa nhiều độc tố và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên sử dụng chúng. 

Vậy làm thế nào giúp khoai tây để được trong một thời gian dài, luôn tươi ngon mà không bị nảy mầm? Dưới đây sẽ là một vài bí kíp bảo quản khoai tây mà Gia Đình Mới muốn chia sẻ cùng bạn.

Khoai tây + màng bọc thực phẩm

Khoai tây mua về, bạn nên rửa chúng thật sạch sau đó để ráo nước. Tiếp đến, bạn lấy màng bọc thực phẩm quấn quanh củ khoai tây. Lưu ý, bạn phải để khoai tây thật khô bởi nếu còn ẩm chúng sẽ rất dễ nảy mầm đấy.

Sau khi quấn màng bọc thực phẩm, hãy xếp chúng vào túi màu đen. Việc làm này sẽ ngăn quá trình quang hợp giúp chúng khó có thể nảy mầm. 

Hoàn tất bước này, bạn đặt khoai tây vào nơi khô ráo, thoáng mát là được.

Khoai tây + thùng giấy + táo

Ngoài phương pháp trên, bạn cũng có thể bảo quản khoai tây trong những thùng giấy. Cách làm rất đơn giản, sau khi rửa khoai sạch và để khô, bạn có thể xếp chúng vào một hộp giấy rồi đặt thêm một quả táo vào giữa. 

Việc đặt táo vào thùng khoai tây sẽ giúp ức chế quá trình này mầm của khoai rất hiệu quả đấy.

Khoai tây + túi zip

Nếu không muốn tiến hành quá nhiều công đoạn, để bảo quản khoai tây được lâu hãy gọt sạch phần vỏ khoai rồi đóng gói chúng vào túi zíp sau đó cất trong ngăn đông, khi cần chỉ việc bỏ ra nấu mà không mất công sơ chế nữa.

Cách làm này vừa nhanh, vừa tiện lại không lo khoai bị nảy mầm, rất thích hợp với các chị em công sở bận rộn.

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Loại củ này có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây.

Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic.

Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C, 620 mg kali, 0,2 mg vitamin B6 và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.

Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non.

Tinh bột khoáng này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: Chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng.

(Theo Wiki Pedia)

Mai Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan