Thường xuyên làm những việc này vào buổi tối gây tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra vào sáng sớm do thay đổi huyết áp, hormone. Nhưng thực tế, những thói quen không tốt vào buổi tối cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Xem thêm

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao và thường xảy ra ở những người mắc các bệnh lý về tim mạch.

Theo TS.BS Hoàng Văn, Bệnh viện Tim Hà Nội, ngoài yếu tố thời tiết thì lối sống thiếu khoa học, tình trạng căng thẳng thường xuyên cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ.

Các triệu chứng tăng huyết áp cơ bản là nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt. Khi có triệu chứng dữ dội hơn như đau vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng… thì thường đã có biến chứng hoặc tình trạng bệnh đã nặng.

Nguy hiểm hơn là, đa phần người trẻ lại không có kiến thức đúng và đủ về căn bệnh nguy hiểm này. Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi bỏ qua những dấu hiệu đơn giản như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt, đau vùng tim… và phải đến viện cấp cứu sau cơn tai biến xảy ra.

Tắm gội nước lạnh vào buổi tối sẽ khiến các mạch máu co lại, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và dễ gây đột quỵ. Ảnh minh họa

Để phòng ngừa đột quỵ, cần loại bỏ một số thói quen xấu thường làm vào buổi tối dưới đây:

Tắm và gội đầu nước lạnh vào buổi tối: Ban đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, nước lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại cộng với sự thay đổi đột ngột của thân nhiệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuần hoàn máu và phổi.

Các bác sĩ tim mạch cũng cho biết, cơ thể sau khi tắm đêm có thể rơi vào trường hợp tím tái, ngưng thở, ngưng tim và nghiêm trọng hơn là tử vong. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp.

Đặc biệt với một số người cơ thể đang trong tình trạng cảm cúm, suy nhược, uống nhiều bia rượu hoặc cao huyết áp, tắm gội đêm dễ dẫn đến đột quỵ, tai biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Không đo huyết áp và dùng thuốc theo chỉ dẫn: Với những người có tuổi, nhất là những người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, cần hình thành thói quen đo huyết áp hàng ngày.

Bệnh nhân tim mạch nên để sẵn máy đo huyết áp và thuốc huyết áp ở đầu giường. Hàng ngày nên kiểm tra huyết áp vào buổi sáng và buổi tối, nếu thấy huyết áp tăng cao thì uống thuốc ngay và theo dõi. Sau khi uống thuốc mà huyết áp không giảm thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám kịp thời.

Chất nicotin trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch, gây tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ. Ảnh minh họa

Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp. Vì vậy, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào cũng là biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Căng thẳng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng căng thẳng làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Có như vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là cách phòng ngừa bệnh đột quỵ.

Uống nhiều bia, rượu: Uống rượu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh bệnh đột quỵ. Vì vậy, để phòng bệnh hiệu quả không nên uống quá nhiều rượu, bia. Liều lượng khuyến cáo: 30ml rượu mạnh hoặc 100ml rượu vang hoặc 300ml bia.

Thừa cân, béo phì: Thói quen ăn đêm rất dễ gây tình trạng thừa cân, béo phì. Mà cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, cần bỏ thói quen ăn đêm, xây dựng chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh dư thừa trọng lượng cơ thể. Đồng thời, đây cũng là biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan