Nhà nào vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng sẽ thường tranh cãi về việc đi chợ, nấu nướng, đổ rác…

Trong các gia đình mà vợ kiếm tiền nhiều hơn, cũng thường xảy ra các tranh luận về việc đi chợ, nấu nướng, đổ rác… hơn so với các gia đình khác.

 

Nghiên cứu gần đây với 1.000 cặp vợ chồng độ tuổi từ 25 trở lên tại Mỹ cho thấy trung bình vợ đóng góp 50% tổng thu nhập của gia đình và gần 25% số bà vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng.

Các nhà khoa học thậm chí thống kê và chỉ ra cả tỷ lệ 'chuẩn' về thu nhập giữa vợ và chồng để gia đình hạnh phúc nhất.

Hôn nhân hạnh phúc nhất nếu vợ chồng có thu nhập ngang nhau

Báo chí, phim ảnh thường tô vẽ quá đáng về ‘mặt trái’ của các cuộc hôn nhân trong đó vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng. các nguy cơ được chỉ ra nhiều nhất là: chồng cảm thấy mặc cảm, vợ chồng tranh cãi nhiều hơn, đời sống tình dục tồi tệ…

Thậm chí, các cặp đôi này có nguy cơ ly hôn nhiều hơn so với tỷ lệ ly hôn trung bình.

Theo khảo sát, các cặp đôi có vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng, hay chí ít cũng bằng chồng, mối quan hệ vẫn hạnh phúc như các cặp đôi có vai trò kiếm tiền theo kiểu truyền thống.

Thậm chí, nhiều cặp đôi ‘vợ đi làm – chồng ở nhà nội trợ’ còn cảm thấy hài lòng hơn cả các cặp vợ chồng theo kiểu ‘phu xướng phụ tùy’.

Mối quan hệ chuyện giường chiếu và thu nhập 

6/10 cặp vợ chồng có tình trạng tài chính ‘vợ giầu – chồng nghèo’ tự đánh giá điểm hạnh phúc của họ là 5/5, nghĩa là đạt điểm tuyệt đối về cảm giác hạnh phúc.

56% các ông chồng có vợ kiếm tiền bằng hoặc nhiều hơn cảm thấy hài lòng với đời sống giường chiếu, trong khi tỷ lệ hài lòng ở nhóm các ông chồng có vợ kiếm tiền ít, hoặc không kiếm tiền là 43%.

Đáng chú ý, 51% cặp vợ chồng có thu nhập ngang nhau cho rằng 'chuyện ấy' với họ là ‘rất hạnh phúc’, ‘nóng bỏng’. 

Các cặp đôi có thu nhập ngang nhau khẳng định rằng sex với họ là ‘rất hạnh phúc’, ‘nóng bỏng’

Nhà xã hội học Pepper Schwartz (Mỹ) khẳng định cô tìm thấy sự liên kết chặt chẽ giữa quan niệm bình đẳng giới và cảm giác thỏa mãn về chuyện giường chiếu.

Cụ thể, các cặp đôi có mối quan hệ bình đẳng thì dễ đạt được thỏa mãn hơn so với các cặp đôi có biểu hiện thiếu bình đẳng.

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, sự thay đổi trong phân công vai trò kiếm tiền theo kiểu truyền thống sang kiểu hiện đại có thể là do tác động của… khủng hoảng tài chính.

Bà Ellen Galinsky, Chủ tịch Viện Gia đình và Sự nghiệp, cho rằng: ‘Chúng ta phát hiện ra rằng sẽ là dồn gánh nặng lên lưng đàn ông khi họ chịu trách nhiệm hoàn toàn về tổng thu nhập của gia đình’.

Những người trả lời phỏng vấn đều cho rằng khi cả hai vợ chồng bình đẳng trong ‘kiếm cơn’ cho gia đình, họ sẽ có sự bình đẳng trong mối quan hệ.

Càng chia sẻ đồng đều áp lực về tài chính, các cặp đôi càng bớt căng thẳng hơn và hạnh phúc dễ được vun đắp hơn.

Phụ nữ vừa lo chăm sóc con, vừa lo làm trụ cột về kinh tế - thử hỏi ai mà không có lúc mệt mỏi? 

Phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn chồng dễ bị stress

Các đức ông chồng có thể hạnh phúc khi vợ kiếm tiền nhiều hơn, nhưng vợ của họ thì sao?

Chỉ có 58% các bà vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng cảm thấy hạnh phúc – tỷ lệ này thấp hơn tới 15% so với cánh đàn ông lấy được vợ giỏi kiếm tiền.

Những bà vợ làm ‘trụ cột gia đình’ lo lắng về tài chính nhiều hơn so với các ông chồng, cũng như so với các bà vợ kiếm ít tiền. Họ thường xác định tiền là vấn đề gây căng thẳng trong mối quan hệ của họ.

Tệ hơn, ¼ số các bà vợ giỏi kiếm tiền than thở rằng: Chồng họ thiếu tham vọng trong sự nghiệp.

Tâm trạng căng thẳng của các bà vợ đi làm không chỉ liên quan đến tiền mà còn do ‘hàng tá’ vấn đề khác như: việc nhà, chăm sóc con cái.

Trong các gia đình mà vợ kiếm tiền nhiều hơn, cũng thường xảy ra các tranh luận về việc đi chợ, nấu nướng, đổ rác… hơn so với các gia đình khác.

Thực sự thì trong hoàn cảnh này, các ông nội trợ làm việc nhà nhiều hơn so với ‘bà xã’ của họ. Tuy nhiên, theo các nhà xã hội học, đàn ông cũng có xu hướng ‘phóng đại’ những việc nhà mà họ đã làm.

Trong khi đó, các bà vợ thường ít khi khen ngợi, cổ vũ việc chồng lau dọn, đi chợ, nấu nướng và chăm sóc trẻ, chỉ vì cánh đàn ông làm những việc này… hoàn toàn khác với cách phụ nữ thực hiện chúng.

Dù lý do bất mãn và căng thẳng đến từ đâu, kết quả đều là những người phụ nữ thường gánh chịu tâm trạng không tốt từ việc phải làm ‘trụ cột’ về tài chính.

‘Đó là sự vật lộn kéo dài để vừa làm việc tốt nhất ở công ty, vừa làm bà mẹ tốt, vừa làm vợ lại vừa làm nhà quản trị tài chính, vừa làm quản gia lại vừa làm người huấn luyện cho mấy đứa trẻ. Đôi lúc tôi thấy có quá nhiều người mong đợi tôi làm tốt và tôi muốn nổ tung. Chồng tôi rất được việc, nhưng khi tôi kiếm tiền nhiều hơn và lo lắng nhiều hơn anh ấy, tôi thực sự cảm thấy gánh nặng trên đôi vai mình’ – tâm sự của Ashley Papke, 31 tuổi, một lãnh đạo công ty tại St. Louis, Mỹ.

Nói ‘Cảm ơn’ những gì ông xã đã cố gắng làm, và mọi việc sẽ tốt hơn rất nhiều

Hãy sử dụng tiền để mua thời gian và sự thư giãn – đó là lời khuyên dành cho các cặp đôi này.

Một tháng hoặc vài tuần một lần thuê người lau dọn nhà cửa, ra ngoài ăn tối thường xuyên có thể tốn kém, nhưng sự vui vẻ, hòa hợp trong gia đình hoàn toàn xứng đáng với chi phí đó.

Thêm nữa, các chị em làm ơn hãy học cách chấp nhận việc chồng mình không nấu nướng, dọn nhà và trông nom các con theo cách như chính các chị em thường làm.

Hãy đơn giản chỉ nói ‘Cảm ơn’ những gì ông xã đã cố gắng làm, và mọi việc sẽ tốt hơn rất nhiều!

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan