Mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ gồm những gì?

Mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ của người Việt thường gồm 3 mâm cỗ: mâm cúng Phật, mâm cúng gia tiên, thần linh và mâm cúng chúng sinh.

Rằm tháng 7 âm lịch vừa là dịp Xá tội vong nhân, vừa là Lễ Vu Lan báo hiếu nên theo phong tục của người Việt, lễ cúng rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ quan trọng của năm.

Vào ngày này, các gia đình thường biện một lễ cúng thần linh, gia tiên và lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh).  

Mâm cũng rằm tháng 7 có thể chuẩn bị tùy theo điều kiện của gia đình, không có quy định cụ thể về cách bày biện. 

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, mọi người có thể tận dụng nguyên liệu đơn giản trong nhà.

Tuy nhiên cũng có một số lưu ý riêng với mâm cúng rằm tháng 7, cụ thể như sau.

Mâm cúng Phật rằm tháng 7

(Ảnh minh họa)

Vào rằm tháng 7, nhiều gia đình chỉ cúng gia tiên và cúng chúng sinh, ai lễ Phật thì mới trình cúng Phật. 

Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn với các Phật tử. Giáo lý nhà Phật không quan trọng mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Mâm cúng Phật  thường là đồ chay như cỗ hoa quả, nước lọc, bánh kẹo, cỗ chay... Mâm cúng Phật cần được đặt nơi cao nhất trên bàn thờ,

Mâm cúng gia tiên, thần linh rằm tháng 7

(Ảnh: vivi_yoshi)

Mâm cúng gia tiên, thần linh thường là cỗ mặn, có thể làm mâm cơm với các món tùy ý hoặc các món ông bà tổ tiên thích ăn.

Mâm cúng rằm tháng 7 cơ bản thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, nem chả,...

Gia chủ có thể linh hoạt thay đổi mâm cỗ để phù hợp với phong tục của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.

Lưu ý: Nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng. 

Mâm cúng chúng sinh (cô hồn) rằm tháng 7

(Ảnh: bily202)

Mâm cúng chúng sinh có thể dùng các món đơn giản như gạo, muối, cháo trắng, bỏng ngô, bim bim, bánh, kẹo,...

Lưu ý: Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch.

Nhà văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ đưa ra 1 số lưu ý thêm khi cúng rằm tháng 7 theo tập tục của dân gian.

1. Lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

2. Lễ cúng cô hồn thực hiện vào buổi chiều tối vì ban ngày ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn vừa được thả ra rất yếu.

3. Việc cúng cô hồn phải được hoàn tất vào ngày 15.7 âm lịch. 

4. Nên thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các lọ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.

5. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, Vu Lan báo hiếu, Địa tạng).

6. Nên hạn chế sát sinh các con vật.

7. Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì cúng trong nhà, còn cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà.

+ Khi tung gạo muối chúng sinh thì tung ra ngoài chứ không tung từ ngoài vào trong nhà.

+ Đối với gia đình thờ Phật thì mâm cúng chay phải đặt cao nhất, rồi mới đến mâm cúng thần linh và gia tiên.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Hoàng Nguyên (tổng hợp)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan