Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà tư vấn tâm linh phong thủy về nghi lễ phóng sinh ngày Rằm tháng 7.
1. Phóng sinh là gì? Tại sao nên phóng sinh?
1.1 Phóng sinh là gì?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật hay cuốn sách cụ thể nào nêu định nghĩa của cụm từ "phóng sinh".
Trong phật giáo, phóng sinh được xem là một hành động và nghi lễ truyền thống của những phật tử khi lên chùa và đó được coi là một hạnh lành mà người phật tử có trách nhiệm cần phải thực hiện để cứu vớt muôn loài.
Hiểu theo cách đơn giản thì phóng sinh đơn thuần là một nét đẹp về văn hoá tín ngưỡng, là những suy nghĩ xuất phát từ tận đáy lòng của mỗi một con người khi họ gặp những con vật có số phận éo le sắp nguy hiểm tới tính mạng của sinh vật để có thể kéo dài thời gian sống của sinh vật đó, dây có thể coi là hành động để giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của các sinh vật.
Hiện nay có nhiều cách để phóng sinh đơn giản cũng có, cầu kỳ cũng có. Thật ra, không phải lúc nào cũng cần có lễ vật, bài văn khấn cúng phóng sinh thì mới phóng sinh được. Ông bà ta quan niệm rằng, phóng sinh “biểu hiện” có nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
- Cứu sống những con vật nhỏ bé ngay khi có cơ hội.
- Tuyệt đối không nên giết chết bất kì con vật nào cả.
- Thả các sinh vật: cua, cá, chim,… về với thiên nhiên, nơi mà chúng đang được sống.
- Trong giai đoạn làm nghi thức cúng lễ phóng sinh trước và sau 3 ngày tránh không ăn thịt, cá,… hay đồ ăn được chế biến từ thịt động vật để tránh sự sân si, thanh tịnh và nhẹ nhàng.
1.2. Tại sao nên phóng sinh?
Việc xuất hiện hành động phóng sinh này có thể xuất phát từ tấm lòng từ bi hỉ xả không phân biệt đối xử giữa con người với con vật với mong muốn thông qua việc làm đó sẽ đem đến niềm an lạc hạnh phúc cho tất cả các chúng sinh, mang lại sự bình an cho mỗi một một sinh vật được phóng sinh đó.
Đôi khi hành động này lại xuất phát từ những sự ngẫu nhiên tình cờ của một người nào đó, khi người ta đến một nơi xa lạ, một vùng đất nào đó trên con đường người ta đi khám phá thế giới người ta phát hiện một sinh vật bé nhỏ nào đó đang bị mắc kẹt trên một cành cây, dưới một mỏm đá, xuất phát từ lòng từ bi của mình, người đó muốn cứu giúp con vật kia thoát nạn, để nó không bị thương và có thể quay trở lại với cuộc sống thường ngày và để duy trì kéo dài sự sống của sinh vật đó.
Theo quan niệm của đạo Phật, phóng sinh tức là người tâm thiện nhìn thấy chúng sinh, loài vật bị bắt nhốt, giam cầm thì phát lòng từ bi tìm cách giải cứu, giải thoát, phóng thích, cứu mạng sự sống cho chúng, cho chúng về với thiên nhiên.
Chính vì vậy, về mặt tín ngưỡng tâm linh, lễ cúng phóng sinh để ta tập dần khai mở lòng từ bi trong tâm thức, làm những điều thiện để tâm tịnh, loại trừ những thói quen ác nghiệp xấu.
Phóng sinh là việc nhân văn, cao cả và khẳng định sự tử tế từ sâu bên trong con người. Mỗi giai đoạn tu, gia chủ sẽ có sự trải nghiệm và suy nghĩ khác nhau về điều này.
1.3. Mặt trái của hoạt động phóng sinh
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hoạt động phóng sinh đều là cái tốt đôi khi nó là hành vi gián tiếp hoặc trực tiếp thúc đẩy cái ác từ những kẻ đức nhân vô tính phát triển mạnh mẽ hơn.
Ví dụ, việc ta lên chùa, lên đền thực hiện việc phóng sinh những kẻ xấu có thể bắt giữ những loài sinh vật đem bán cho những kẻ cho rằng phóng sinh sẽ giúp họ nâng cao phẩm hạnh, đôi khi là làm màu sống ảo, mà không xuất phát việc phóng sinh từ lòng từ bi hỉ xả của mình.
Nên là đôi khi chúng ta cũng cần phải tâm niệm câu nói như thế này: "Đúng người, đúng nơi, đúng đức độ", không phải hỉ xả lòng từ bi một cách tràn lan mà để mưu tính cho cái khác, để việc phóng sinh nó mang đến đúng ý nghĩa như cái tên và cách hiểu về nó.
Không nên phóng sinh một cách vô ý thức, rồi mang những suy nghĩ không mấy tích cực đi lựa chọn sinh vật để sinh, bởi làm như thế không còn gọi là phóng sinh nữa mà nó chỉ để thoả mãn sở thích, nhu cầu cá nhân của bản thân mà thôi, đôi khi nó được xem như là những hành vi phi đạo đức, đạo đức giả và những hành vi như thế thật đáng trách, thật đáng để lên án.
Mọi thứ nên đi theo từ cái tâm của mình, để tâm mình được thanh thản, người mình được bình an.
Đức độ là vô biên, không nên ích kỷ, không nên vì bản thân mà làm ra những hành động phóng sinh trái với luân thường đạo lý.
2. Văn khấn phóng sinh rằm tháng 7
2.1. Văn khấn phóng sinh tại nhà
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật chứng minh cho con, tín đệ tử con tên là… sinh niên ... (ví dụ Tân Dậu) ... (43) tuổi.
Thê tử (nếu là chồng cúng) hoặc phu tử (nếu là vợ cúng) của con tên ... , sinh niên ... (ví dụ Quý Hợi) ... (41) tuổi.
Các con của con là trưởng nam...sinh niên ..., ... tuổi , trưởng nữ ... sinh niên ..., ... tuổi, thứ nam ... sinh niên ..., ... tuổi, thứ nữ ... sinh niên...
Toàn gia con hiện đang cư ngụ tại số nhà ... thôn xóm (tổ, khu), ... xã (phường) , ... huyện (quận), ... tỉnh (thành phố) (riêng Hà Nội thủ đô) , Việt Nam Quốc.
Con một lòng tôn kính chư Phật, tôn kính giáo Pháp cứu khổ mà Đức Phật đã tuyên thuyết, tôn kính chư Tăng tu hành phạm hạnh, đang thực hành lời Đức Phật dạy, cầu Thánh quả giải thoát, làm ruộng phước điền cho nhân thiên. Đệ tử con vâng lời Đức Phật dạy, tu tâm từ bi, cứu mạng chúng sinh.
Con mua mạng những chúng sinh các chú trạch đồng này, cứu chúng thoát khỏi sự giam cầm trói buộc, cứu chúng thoát khỏi nghiệp bị sát mạng, con xin hướng nguyện cho chúng, được tiêu trừ nghiệp chướng, sớm thoát được nghiệp làm súc sinh, nương tựa oai đức Tam Bảo, sớm được tái sinh về cõi người, gặp được Tam Bảo, tu hành theo giáo Pháp của Phật, đem đến lợi ích hạnh phúc cho tự thân, đem giáo Pháp của Phật, làm lợi ích cho chúng sinh. Con xin hướng nguyện, kết duyên pháp lữ với chúng sinh những chú (kể tên loài)… này, luôn trợ duyên cho nhau tinh tấn tu hành theo giáo pháp của Đức Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Con cũng xin hồi hướng công đức lành này, để sám hối tất cả các tội nghiệp, từ vô thủy kiếp, mà con và gia đình, đã giam cầm trói buộc, cũng như sát mạng chúng hữu tình, nguyện phúc lành này, sẽ giúp con và gia đình, tiêu trừ được quả báo bị giam cầm, bị tổn hại đến thân thể tính mạng, do các ác nghiệp mà con và gia đình đã gây tạo. Con xin hồi hướng cho gia đình chúng con, tăng trưởng phúc lành, mọi người không gặp các ác duyên, không làm các việc ác, không bị ác nghiệp giam cầm, không bị tổn hại đến thân thể, tính mạng. Hồi hướng cho cha, mẹ cùng các thành viên trong gia đình được sức khỏe, thọ mạng được kéo dài, đầy đủ duyên lành tu theo chính Pháp Phật.
- Con xin hồi hướng cho chân linh... lúc sinh thời sinh niên... hưởng dương ... tuổi (người thân nào đó của gia đình mới khuất núi nếu có)
Con xin chư Phật chứng minh cho con, gia hộ cho con cùng các chúng sinh (kể tên loài)… đây, được như nguyện hồi hướng của con.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần)
2.2. Văn khấn phóng sinh tại nơi phóng sinh
2.2.a. Bài văn khấn phóng sinh tại nơi phóng sinh số 1
(Nam mô A Di Đà Phật) 3 lần.
Con xin Hội Đồng các đấng thiêng liêng cao cả, Hội đồng chư Phật; Hội đồng chư Thánh, Hội đồng chư Thiên, Hội đồng các quan, chư thần cùng các vị Thủy thần có trách nhiệm cai quản nơi đây.
Con kính bạch chư Phật chứng minh cho con, tín đệ tử con tên là… sinh niên ... (ví dụ Tân Dậu) ... (43) tuổi.
Thê tử (nếu là chồng cúng) hoặc phu tử (nếu là vợ cúng) của con tên ... , sinh niên ... (ví dụ Quý Hợi) ... (41) tuổi.
Các con của con là trưởng nam...sinh niên ..., ... tuổi , trưởng nữ ... sinh niên ..., ... tuổi, thứ nam ... sinh niên ..., ... tuổi, thứ nữ ... sinh niên...
Toàn gia con hiện đang cư ngụ tại số nhà ... thôn xóm (tổ, khu), ... xã (phường) , ... huyện (quận), ... tỉnh (thành phố) (riêng Hà Nội thủ đô) , Việt Nam Quốc
Hôm nay con khởi tâm đi mua……………. để phóng sinh, con xin các Ngài chứng tâm. Con xin cho tất cả các chúng sinh…………. được sống trong lẽ tự nhiên và cũng được chết trong lẽ tự nhiên. Không chết bởi bàn tay chặt chém của con người, để thỏa mãn thú vui ăn uống. Con khởi tâm giúp cho chúng sinh được nhẹ nhàng; để những kiếp sau đầu thai lên cảnh giới thân phận cao để nhận thức tâm linh tốt hơn.
Con xin hồi hướng công đức này cho tất cả chúng sinh trong tam giới đều được nhận thức, giác ngộ và lợi lạc.
Xin Hội đồng các Ngài gia hộ cho chúng con tỉnh giác tu tập.
(Nam mô A Di Đà Phật) 3 lần.
2.2.b. Bài văn khấn phóng sinh tại nơi phóng sinh số 2
(Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!) 3 Lần
Gia đình chúng con tác lễ cầu an cho các thành viên trong gia đình con là : tín đệ tử con tên là… sinh niên ... (ví dụ Tân Dậu) ... (43) tuổi.
Thê tử (nếu là chồng cúng) hoặc phu tử (nếu là vợ cúng) của con tên ... , sinh niên ... (ví dụ Quý Hợi) ... (41) tuổi.
Các con của con là trưởng nam...sinh niên ..., ... tuổi , trưởng nữ ... sinh niên ..., ... tuổi, thứ nam ... sinh niên ..., ... tuổi, thứ nữ ... sinh niên...
Toàn gia con hiện đang cư ngụ tại số nhà ... thôn xóm (tổ, khu), ... xã (phường) , ... huyện (quận), ... tỉnh (thành phố) (riêng Hà Nội thủ đô) , Việt Nam Quốc
Con xin tác lễ cứu mạng chúng sinh là .... (ví dụ : 10 kg 9 lạng loài thủy trạch lấy vía số 19) vào giờ lành này con đi thả chúng. Con xin chư Phật gia trì, cho con được nói lời kết duyên Phật Pháp cho chúng.
Hỡi các chúng sinh đây, được duyên cứu mạng này, nguyện cho đời đời kiếp kiếp, sinh ra nơi đâu cũng được thực hành công hạnh bồ đề: “Phát tâm bồ đề, hộ trì Tam Bảo, chuyển tải Phật pháp, rộng khắp thế gian.
Thả xong đọc:
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần)
3. Chú Đại Bi khi phóng sinh
Phật tử nên đọc Chú Đại Bi khi phóng sinh. Bài Chú Đại Bi như sau:
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha.
Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.
Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha.
Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha.
Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo
Gia HânBạn đang xem bài viết Văn khấn phóng sinh rằm tháng 7 chuẩn tâm linh phong thủy tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].