Kakeibbo là một là một trong những cách để người Nhật quản lý chi tiêu được nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản tên Hani Motoko phát minh năm 1904.
Kakeibo là phương pháp đơn giản, không rườm rà để giúp bạn quản lý tài chính một cách thông minh.
Nhiều người có thói quen mua sắm không cần thiết, chẳng hạn mua sắm lúc buồn chán, căng thẳng hoặc để ăn mừng, khiến việc chi tiêu vượt quá khả năng.
Thay đổi thói quen chi tiêu không phải chuyện đơn giản, tuy nhiên phương pháp Kakeibo sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn một cách dễ dàng.
Đầu tiên, khi áp dụng phương pháp Kakeibo bạn không cần dùng bất kỳ phần mềm, ứng dụng hay bảng Excel nào cả.
Kakeino nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết mọi thứ trên giấy - một cách thiền để xử lý và quan sát thói quen chi tiêu của bạn.
Theo phương pháp Kakeibo, bạn cần tự hỏi các câu hỏi sau trước khi định mua một đồ vật không thực sự cần và viết lại trên giấy:
Kakeibo bắt buộc bạn phải nghĩ về việc mua sắm của mình và động lực mua sắm là gì.
Bạn sẽ chiến thắng nỗi sợ khi phải thú nhận về "cái bạn cần" và "cái bạn muốn".
Kết quả là bạn sẽ đưa ra những lựa chọn nhanh hơn, thông minh hơn và logic hơn trong việc chi tiền cho một món đồ cụ thể.
Tờ CNBC gợi ý một số cách đơn giản giúp bạn chi tiêu thông minh hơn theo nguyên tắc Kakeibo.
1. Đợi 24 giờ sau để quyết định
Điều này sẽ giúp bạn xác định mình có thực sự muốn hay cần món đồ đó không.
Nếu sang ngày hôm sau bạn vẫn muốn có nó và có khả năng mua được thì hãy mua. Bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn với quyết định của mình.
2. Không để bị dụ dỗ vì chương trình khuyến mãi
Tiêu tiền khi thấy hàng giảm giá có thể khiến bạn phung phí vào những món đồ không cần thiết.
Do đó với mỗi món hàng bạn định mua khi chúng được giảm giá, hãy tự hỏi mình rằng liệu bạn sẽ mua món đồ này không nếu không có khuyến mãi.
3. Kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng thường xuyên
Việc này giúp bạn tự tin hơn trong việc quản lý tài chính vì bạn biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu hay có thể tiêu bao nhiêu tiền.
4. Dùng tiền mặt
Trao đổi tiền mặt thay vì quẹt thẻ sẽ khiến bạn nhận thức rõ hơn về khoản tiền mình vừa chi, nhờ đó bạn quản lý chi tiêu dễ dàng hơn.
Bạn nên rút ra một khoản tiền mặt để sử dụng mỗi tuần và chỉ chi tiêu trong khoảng đó.
5. Đặt lời nhắc nhở trong ví
Bạn có thể dán một mẩu giấy lên chiếc ví như "Bạn có thực sự cần mua món đồ này?" để tự nhắc nhở bản thân trước khi rút tiền từ hầu bao.
6. Ngăn chặn những tác nhân khiến bạn phung phí tiền bạc
Nếu bạn thấy mình thường tiêu tiền sau khi xem các bài đăng bán sản phẩm trên Instagram hay Facebook thì việc đơn giản là bạn có thể Hủy theo dõi hoặc Hủy đăng ký các trang này.
Nếu bạn thường xuyên mua quần áo, mỹ phẩm mỗi khi rảnh rỗi để giết thời gian, hãy thử dùng khoảng thời gian đó để tham gia một hoạt động bổ ích khác, chẳng hạn như đi bộ ngoài trời.
Lời khuyên của các chuyên gia tài chính là bạn nên sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện thoại như SeAMobile để kiểm soát chi tiêu, tính toán khoản tiết kiệm, quản lý tài chính cá nhân.
Gia Đình Mới tổ chức cuộc thi "Bí kíp tiêu dùng thông minh" chia sẻ những câu chuyện có thật, giúp độc giả có cái nhìn phong phú, thực tiễn hơn trong cách tiêu dùng, quản lý tài chính của từng gia đình, từ đó rút ra cách quản lý tài chính khôn ngoan, tiêu dùng thông minh hơn.
Mỗi bài dự thi đăng trên http://giadinhmoi.vn sẽ được nhận ngay nhuận bút 1 triệu đồng. Cuộc thi do Tạp chí Gia Đình Mới và Ngân hàng SeABank phối hợp tổ chức.
Chi tiết cuộc thi TẠI ĐÂY
Video: Tại sao người Nhật lại làm việc chăm chỉ như vậy?