Báo Điện tử Gia đình Mới

Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản

Mỗi khi điều hòa không mát, làm lạnh kém là nhiều người thường nghĩ đến máy bị lỗi hỏng hoặc rò rỉ gas… và mất tiền oan để sữa chữa, bảo dưỡng. Trong khi đó, lỗi này có thể tự sửa tại nhà rất dễ dàng.

Điều hòa kém lạnh có phải do hết gas?

Vào mùa hè, việc điều hòa kém lạnh là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của mỗi gia đình. Điều đáng nói, mỗi khi điều hòa gặp trục trặc trong vấn đề làm lạnh, nhiều người thường cho rằng nguyên nhân đến từ việc điều hòa mất gas. Và chính suy nghĩ phiến diện này khiến nhiều gia đình mất tiền oan khi cần sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa.

Theo anh Chu Ngọc Vũ - Trưởng phòng Kế hoạch Bảo Hành, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật, Tập đoàn Kangaroo, mỗi khi gặp vấn đề điều hòa kém lạnh, không rõ từ căn cứ nào, rất nhiều người tự cho rằng lỗi đó liên quan đến việc sản phẩm bị rò rỉ gas (môi chất lạnh).

Sau đó, mọi người gọi thợ sửa chữa và chấp nhận bỏ chi phí từ 350.000 VNĐ – 500.000 VNĐ để nạp lại gas điều hòa. Trong khi đó, cả về mặt lý thuyết và thực tế, điều hòa mất gas không thực sự phổ biến.

“Chúng ta cần hiểu, nếu điều hòa được lắp đúng kỹ thuật, đường ống dẫn không bị oxi hóa gây ra rò rỉ gas thì thời gian để điều hòa hết gas là rất lâu, có thể từ 10 – 15 năm.

Còn ngược lại, nếu gặp phải 2 lỗi kể trên thì gas điều hòa có thể hết ngay trong vài tháng, thậm chí vài tuần kể từ khi lắp đặt. Vậy nên, việc bổ sung gas đối với điều hòa sử dụng dưới 10 năm mà không có những lỗi đề cập phía trên là việc không cần thiết” – anh Vũ nói.

  Đường ống phủ màu trắng là biểu hiện điển hình của điều hòa mất gas

Đường ống phủ màu trắng là biểu hiện điển hình của điều hòa mất gas

Anh Vũ chia sẻ thêm, để biết điều hòa mất gas hay không, người sử dụng có thể tự nhận biết với 3 cách sau:

- Cách 1: Mọi người có thể kiểm tra xem đường ống tại cục nóng điều hòa (khối ngoài trời) có hiện tượng bám tuyết trắng hay không.

- Cách 2: Kiểm tra song song dàn lạnh (khối trong nhà) và cục nóng (khối ngoài trời). Nếu dàn lạnh không thấy hơi lạnh, đồng thời, cục nóng vẫn hoạt động nhưng không phả hơi nóng cũng là biểu hiện điển hình của điều hòa mất gas.

Lưu ý: Người sử dụng phải đảm bảo yếu tố an toàn trước khi tự kiểm tra về các vấn đề nguy cơ rò điện hay vị trí lắp đặt quá cao không đảm bảo về vấn đề an toàn.

- Cách 3: Được áp dụng với những sản phẩm điều hòa thế hệ mới, đó là điều hòa hiện nay đa phần có màn hiển thị và sẽ báo lỗi theo mã lỗi. Người sử dụng có thể gọi điện lên hãng để kiểm tra xem đó là lỗi gì.

Điều hòa kém lạnh hãy kiểm tra màng lọc

Với hơn 8 năm kinh nghiệm sửa chữa điều hòa, anh Chu Ngọc Vũ cho biết, việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa được coi là nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của sản phẩm này.

Theo đó, màng lọc điều hòa (cách gọi thông dụng là lưới lọc) có vai trò ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào dàn lạnh. Do đó, sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là ở không gian nhiều bụi bẩn (do môi trường ô nhiễm), bụi bông (từ quần áo, chăn ga), khu vực này bị “đóng cặn” gây cản trở sự lưu thông luồng gió.

Để giải quyết vấn đề trên, mọi người có thể tự tháo màng lọc và vệ sinh loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, sau đó lắp lại vị trí cũ để tiếp tục sử dụng.

Các bước vệ sinh màng lọc để điều hòa mát lạnh trở lại như sau:

Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản 1

Bước 1: Nên ngắt hoàn toàn điện vào thiết bị bằng cách ngắt aptomat hoặc phích cắm điện của điều hoà trước khi tiến hành vệ sinh để đảm bảo an toàn điện. 

Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản 2
Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản 3

Bước 2: Mở nắp mặt trước của điều hoà, sau đó rút tấm lưới lọc bụi ra bên ngoài. Thông thường theo thiết kế, 1 máy điều hoà sẽ có 2 tấm lưới lọc bụi. 

Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản 4

Bước 3: Vệ sinh màng lọc dưới vòi nước và dùng bàn chải để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên màng lọc. 

Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản 5

Bước 4: Sau khi loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, nên dùng khăn vải khô để thấm hết nước trên tấm màng lọc bụi. 

Điều hòa không mát, kém lạnh: Thợ điều hòa chỉ cách tự sửa tại nhà cực đơn giản 6

Bước 5: Lắp lại tấm lưới lọc bụi vào vị trí cũ của điều hoà. Đặt đúng vị trí 2 màng lọc, kiểm tra lại khớp cài nhằm đảm bảo màng lọc cố định vị trí. Sau đó cấp lại nguồn điện cho điều hoà để tiếp tục sử dụng.

“Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, màng lọc nên được vệ sinh khoảng 1 tháng/lần để đảm bảo sự tối ưu hiệu quả làm lạnh. Riêng với vệ sinh tổng thể toàn bộ điều hòa (tức ngoài màng lọc sẽ bao gồm cả cục nóng, dàn lạnh), nên được vệ sinh khoảng 3 tháng/lần.

Với trường hợp thuê thợ, mọi người có thể tham khảo giá thị trường, theo đó, giá vệ sinh màng lọc điều hòa hiện nay dao động khoảng 100.000 đồng/lần; đối với vệ sinh tổng thể toàn bộ máy điều hòa dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/lần. Giá trên đã bao gồm nhân công, kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ” – anh Vũ nhấn mạnh.

Ngoài ra, mọi người có thể lưu ý, mỗi sản phẩm điện tử - điện lạnh đều được áp dụng chính sách bảo hành theo quy định của hãng, do đó, người sử dụng có thể tham khảo giá hoặc nhờ hỗ trợ từ các Trung tâm bảo hành của hãng khi sản phẩm gặp sự cố. 

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO