Hướng dẫn cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà đầy đủ nhất sẽ giúp gia chủ tránh được mọi sơ suất khi tiến hành dâng lễ và khấn vái các quan thần linh, thổ công và gia tiên.
Cúng giao thừa có ý nghĩa gì?
Lễ cúng giao thừa bao gồm 2 lễ: lễ cúng giao thừa trong nhà và lễ cúng giao thừa ngoài trời.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời hay còn gọi là lễ trừ tịch, trừ tà xua ma, bỏ đi vận rủi năm cũ, đón lấy điềm lành năm mới.
Theo quan niệm mỗi 1 năm đều có 1 vị Quan Hành Khiển Quan Hành Binh và Phán Quan chịu trách nhiệm trong công việc và cuộc sống của hạ giới.
Vào thời điểm giao thừa 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng, các vị Quan năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho các vị Quan của năm mới.
Thời điểm này nếu ta nghênh đón được các Quan mới thì sẽ đón được điều lành điều may, xua đi điều dữ điều xui rủi.
Theo tín ngưỡng dân gian, việc các Quan bàn giao khá nhanh nên không thể vào nhà mà phải cúng ngoài trời.
Đồ cúng gồm có
- Sớ cúng Quan Hành Khiển (không bắt buộc)
- Gà trống tơ luộc
- Xôi gấc và giò
- Bánh chưng
- Chè, thuốc, rượu bia
- Đèn/ nến
- 1 mũ chuồn và tiền vàng
Thời gian cúng: 23 giờ đêm ngày 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết
Lưu ý khi lên hương phải đảm bảo hương cháy xuyên từ năm cũ qua năm mới. Nếu cẩn thận tốt nhất đợi 23g45 hãy lên hương.
Bày mâm lễ lên 1 cái ghế ngoài trời trước cửa nhà. Hương thắp 3 nén và cắm vào đĩa xôi/ giò. Hoặc chuẩn bị 1 cốc nhựa, chai nhựa và đổ gạo muối vào 2/3 và cắm hương vào (thay cho bát hương). Sau đó khấn vái thành tâm.
Mục đích của lễ cúng giao thừa trong nhà là để tạ thần linh, thổ công, thổ địa, tạ đất nơi mình đang cư trú, để xin được an cư lạc nghiệp hanh thông thuận lợi mà chào đón năm 2019.
Nếu các Quan Hành Khiển là các Quan cai quản bên ngoài, thì Thần Linh, Thổ Công, Thổ Địa lại là các Quan cai quản bên trong nhà. Nhà có yên thì vạn sự mới được thành. Đất có lộc thì công việc mới được hanh thông.
- Sớ cúng giao thừa trong nhà (không bắt buộc)
- Mâm ngũ quả (bắt buộc)
- Bánh chưng (không bắt buộc)
- Xôi gấc/ giò (không bắt buộc)
- Thịt chân giò luộc hoặc gà trống tơ luộc (xin lưu ý thịt chân giò phải là chân trước của con lợn do quan niệm chân sau bẩn không cúng được)
- Hoa, nến, trầu cau
- Tiền vàng mã: giống lễ cúng giao thừa ngoài trời nhưng không có mũ cánh chuồn.
Bất cứ khi nào sau khi đã cúng giao thừa ngoài trời xong
Đặt đồ lễ lên ban thờ trong nhà, thắp 5 nén hương và khấn vái thành tâm.
Lưu ý: tiền vàng và mũ cánh chuồn cho lễ giao thừa ngoài trời hoá luôn ngay sau khi lễ xong, còn các tiền vàng còn lại hoá sau mùng 3 Tết.
Trên đây là cách cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời đầy đủ. Thực ra việc cúng bái vốn không cần quá cầu kỳ, nên đồ lễ có thể thay thế theo quan niệm trước cúng sau ăn, có gì thì cúng nấy, dâng nấy.
Với gia đình đông người, truyền thống muốn làm đủ theo phong tục thì mới có thời gian mà bày biện đủ theo như trên.