Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thắp hương giao thừa lúc mấy giờ để gia đạo may mắn, bình an trong năm mới

Vào đêm giao thừa, có rất nhiều nghi lễ được diễn ra mà thắp hương là một việc không thể thiếu. Tuy vậy, thắp hương giao thừa lúc mấy giờ để mang lại may mắn, bình an vẫn khiến nhiều người băn khoăn.

Nên thắp hương giao thừa lúc mấy giờ để mang lại may mắn?

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. Trong đêm giao thừa sẽ có rất nhiều nghi lễ diễn ra và đều mang ý nghĩa mang đến may mắn trong năm tới.

Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời

Người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới.

Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan đây là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Do vậy, việc cúng giao thừa ở ngoài trời là việc mà các gia đình không thể bỏ qua trong thời khắc quan trọng này để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Với mâm cỗ cúng ngoài trời, đúng thời khắc 12 giờ đêm, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới thì gia chủ tiến hành dâng hương và khấn vái có thể viết giấy. Sau đó đợi cho đến khi hết 3 tuần hương thì đem vàng mã dâng cúng cùng tờ giấy viết khấn đi hóa.

Thắp hương giao thừa lúc mấy giờ để gia đạo may mắn, bình an trong năm mới 0

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà

Trong đêm giao thừa, nhiều người thường gộp chung lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời làm một. Tuy nhiên đây lại là điều không nên, cần phải tránh. Bởi cúng giao thừa là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm thể hiện lòng thành của gia chủ đối với thần linh.

Khi tiến hành nghi lễ cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho năm mới khỏe mạnh, vạn sự tốt lành, luôn được thần linh và tổ tiên phù hộ. Nghi lễ này được thực hiện sau khi gia chủ thắp hương và khấn vái ngoài trời xong. 

Mâm cỗ cúng trong nhà có thể chuẩn bị như ngoài trời. Mâm cỗ này có thể là mặn, là chay hay bánh trái đều được. Không cần quá phức tạp mà cái chính chỉ là những điều xuất phát từ tâm của gia chủ.

Đối với lễ cúng giao thừa ở đình chùa, đền miếu

Ngoài 2 lễ cúng trên thì nhiều gia đình còn cúng giao thừa ở đình chùa, đền miếu ở gần nhà.

Vào đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mùng 1 Tết, mọi người thường hay đi lễ chùa để cầu xin hật Thánh phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình một năm mới bình an, may mắn, vạn sự như ý. 

Với mâm lễ cúng giao thừa ở đình chùa, đền miếu, các gia chủ có thể tùy tâm chuẩn bị hoặc đến đình chùa, đền miếu mua sẵn.

Sau khi cúng khấn xong, bạn có thể xin lộc mang về cùng vài ba nén hương gọi là hương lộc để đem về cắm vào bát hương Táo quân ở nhà. Đây chính là một trong những nét văn hóa truyền thống được nhiều gia đình Việt vẫn còn lưu giữ cho tới ngày nay.

Lưu ý: Lễ cúng này, bạn có thể cúng vào mùng 1 Tết.

Như Ý

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính