Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thắp bao nhiêu nén nhang trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa mới đúng?

Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán có từ lâu đời của người Việt, tuy nhiên, trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên thắp bao nhiêu nén nhang mới là đúng.

Nên thắp bao nhiêu nén nhang trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa?

Theo tục lệ của người Việt Nam, bát hương được coi là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh và tổ tiên. Đồng thời đây cũng là nơi thể hiện lòng thành kính đối với những người đã đi về với cõi âm.

Việc thắp hương lên bàn thờ còn mang ý nghĩa cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe và gặp nhiều điều may mắn.

Theo quan niệm của Phật giáo, hương thơm chính là một trong sáu lễ vật dâng cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực).

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều quan niệm về số nén nhang cần dâng, nhưng thường sẽ được dâng các số lẻ như: 1, 3, 5, 7, 9.

Trên thực tế, việc thắp bao nhiêu nén hương sẽ tùy lễ, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của người hướng đến chư Phật.

Nhưng thắp hương trong đêm giao thừa thì nên thắp 3 nén, còn nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp một nén hương trong nhà là đủ.

  Thắp hương trong đêm giao thừa thì nên thắp 3 nén.

Thắp hương trong đêm giao thừa thì nên thắp 3 nén.

Bên cạnh đó cũng có nhiều quan niệm khác nhau về con số các nén hương:

1 nén hương: Thể hiện lòng thành kính của gia chủ với những người đã đi cõi âm.

Một nén hương còn được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng thần linh trong nhà. Gia chủ thường thắp một nén hương để duy trì bàn thờ hàng ngày.

2 nén hương: Khi viếng linh cữu người chết và trong thời gian để tang, hoặc đốt cho người cõi âm (như các vong hồn), người ta thường thắp 2 nén nhang.

3 nén hương: Con số 3 có nhiều quan niệm khác nhau hơn.

Ba nén hương theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo Hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là (Phật - Pháp - Tăng), trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia; Tam giới (ục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật. Đây chính là lý do vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to.

Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

Ngoài ra, việc thắp ba nén hương mà người Việt hay làm còn thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

5 nén hương: Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Việc thắp 5 nén nhang hay dùng trong các đàn cầu cúng tiền tài…

7 và 9 nén hương: Số 7 và số 9 tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).

Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật... Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương, nhưng với những lễ lớn, chuyện tam bảo, tam thế… chỉ làm ở chùa chiền hoặc do các thầy cúng làm lễ, trong gia đình không nên làm.

Việc thắp một nén hương và ba nén hương là cách được người Việt Nam sử dụng phổ biến. Vào buổi sáng, gia chủ thường thắp một nén hương lên ông Thần Tài, ông Địa.

Số 1 là số dương – ý chỉ là người sống thành tâm cầu thần linh, cầu mong thần linh phù hộ cho người mua may bán đắt hay được an lành, may mắn.

Ba nén hương là số hương phổ biến nhất, có thể áp dụng cho bất cứ dịp nào và ở bất cứ đâu. Trong tâm linh, số 3 là sự tượng trưng cho 3 giới Thiên (trời) – Địa (đất) – Nhân (người).

Người dân Việt Nam hay chọn 3 nén để thắp hương vào ngày Tết, những dịp cúng giỗ, động thổ, cưới xin hay những khi tiến hành các việc quan trọng trong đời.

  Việc thắp 3 nén hương là cách làm phổ biến ở các gia đình Việt Nam hiện nay.

Việc thắp 3 nén hương là cách làm phổ biến ở các gia đình Việt Nam hiện nay.

Một số lưu ý khi thắp hương trong mâm cỗ cúng giao thừa để không phạm

- Nên lựa chọn hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên, tránh sử dụng hương hóa học. Khi thắp hương, không bao giờ được dùng nhang giả (nhang điện), hoặc nhang tẩm hóa chất độc hại cắm vào lư hương, tránh gây hại sức khỏe cho mọi người.

- Gia chủ có thể sử dụng hương từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu... Tại gia đình có thể dùng nhang ở bàn thờ, phòng khách... 

- Đặc biệt lưu ý khi thắp hương phải cẩn thận, rút hương thật khéo để không bị đổ hoặc rơi xuống đất. Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải giữ cơ thể sạch sẽ, thơm tho, đoan chính, nghiêm trang, đứng không quá gần hoặc quá xa.

- Khi thắp hương đêm giao thừa, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để dập lửa. Tuyệt đối không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

- Những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương... cần phải lau chùi sạch sẽ.

- Nếu đến chùa dâng hương, khi bước vào nên bước vào từ cửa bên phải của chính điện, đồng thời bước chân trái vào trước là tốt nhất.

Như Ý

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính