Tư thế bế trẻ sơ sinh đúng cách theo từng giai đoạn giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là xương sống, đồng thời cũng giúp những người lần đầu tiên làm cha mẹ không bị lúng túng.
Tốt nhất nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang, hạn chế tư thế bế thẳng lưng trẻ (còn gọi là bế vác vai).
Vì trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nên khi bế vác, trọng lượng của toàn bộ phần đầu bé sẽ dồn áp lực xuống cột xương sống.
Một số bà mẹ muốn bế vác con lên sau khi cho bú để vỗ lưng cho bé ợ hơi, tránh trớ sữa thì cần chú ý để phần thân bé áp vào ngực mình và đỡ phần đầu, cổ bé ngả tự nhiên vào vai sẽ hạn chế được áp lực lên cột sống bé.
Tuy vậy, cũng không nên bế bé trong tư thế này lâu.
Khi bé đạt đến mốc tuổi này, bạn có thể chọn bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác).
Trong giai đoạn này, đầu bé đã bước đầu giữ được theo phương thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Vì thế, tuy được khuyên là có thể bế bé theo 2 cách trên nhưng cách bế dựng thẳng lưng bé không nên duy trì trong thời gian quá lâu.
Với tư thế bế thẳng lưng bé, bạn có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé để bé áp sát vào người bạn để tạo điểm dựa vững chắc cho cổ và lưng của bé
Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế bế bé khác nhau tùy theo tình huống cụ thể và ý thích của bé.
Riêng kiểu bế cắp nách, theo kinh nghiệm dân gian được truyền miệng thì nên đợi đến khi bé cứng cáp hẳn, thông thường khoảng gần 1 tuổi là tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển xương chân của bé.