Hạ sốt cho trẻ tại nhà: Các phương pháp an toàn và hiệu quả không ngờ

Hầu hết trẻ em đều ít nhất một lần trải qua những cơn sốt. Nó có thể là do tiêm phòng, do thời tiết hoặc do rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy hạ sốt cho trẻ tại nhà thế nào là an toàn và khi nào cần đi khám?

Hạ sốt cho trẻ tại nhà: các phương pháp an toàn tại nhà và triệu chứng cần đi khám sớm
Xem thêm

Chườm ấm cho trẻ

Làm mát cơ thể là cách hạ sốt rất hiệu quả. Khi trẻ bị sốt, điều đầu tiên bố mẹ có thể làm cho con đó là lau nước ấm. Nó sẽ điều hòa nhiệt độ cơ thể và giúp trẻ thư giãn, ngủ ngon hơn và mau khỏi bệnh hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên lau nước lạnh bởi vì nó sẽ gây ra sốc nhiệt và có thể khiến tình trạng thêm nặng hơn.

Một nghiên cứu được công bố năm 2018 trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Áp dụng cho rằng lau nước ấm sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nhiệt độ một cách đáng kể.

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước khi bị sốt giúp trẻ tránh mất nước

Đối với trẻ đang bị sốt, bạn cần bổ sung thêm nước cho trẻ. Nước sẽ giúp các bé giảm sốt và giúp bù nước, tránh mất nước. Phương pháp này cũng hữu ích đối với bệnh sốt xuất huyết.

Một nghiên cứu năm 2017 được đăng tải trên tạp chí nổi tiếng PLOS One cho rằng bổ sung thêm nước cho các bệnh nhân sốt xuất huyết làm giảm bệnh khi đang điều trị tại viện và nhu cầu cung cấp nước ở tĩnh mạch.

Ngoài nước lọc, bạn có thể khuyến khích trẻ uống nước hoa quả, sữa và nước canh…

Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đủ

Bố mẹ nên cho trẻ ngủ đủ khi bị sốt

Nghỉ ngơi và ngủ đủ rất cần thiết ở những người bị sốt, kể cả trẻ con và người lớn. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ có cơ hội khỏe nhanh hơn. Bên cạnh đó, cơ thể sẽ có đủ năng lượng và thời gian để chiến đấu với những tác nhân gây bệnh.

Nếu trẻ khó ngủ hoặc không chịu nghỉ ngơi, bạn có thể để trẻ chơi những trò chơi không cần vận động như tô màu, chơi đố vui hoặc chơi đồ chơi ưa thích. Hoặc bạn có thể cho trẻ xem hoạt hình hoặc chơi với con.

Để trẻ nghỉ ngơi ở phòng mát

Khi trẻ bị sốt, bạn nên để trẻ nghỉ ngơi ở phòng mát. Nhiệt độ phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Nếu trời quá nóng, cha mẹ cũng không nên để trẻ nằm trực tiếp dưới quạt.
  • Nếu trẻ nằm điều hòa, hãy để nhiệt độ hợp lý. Nếu quá lạnh, nhiệt độ cơ thể bé sẽ càng tăng nhanh.
  • Bạn cũng không nên sử dụng quạt sưởi bởi nó có thể làm tăng nhiệt độ.

Thêm vào đó, cha mẹ nên mặc quần áo mát mẻ và cho bé ngủ với chăn mỏng, tránh làm tăng nhiệt độ khi mặc quần áo quá dày.

Cho trẻ ăn uống hợp lý

Pha nước gừng cho trẻ uống

Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng, chanh, và mật ong để giảm sốt

Với đặc tính phòng chống vi khuẩn và chống vi rút, nước gừng có thể chống lại mọi thứ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nó tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp quy trình phục hồi nhanh hơn.

Bạn có thể pha ½ thìa gừng, 1 thìa nước chanh và một thìa mật ong pha thành hỗn hợp cho bé uống.

Bạn cũng có thể cho vài nhánh gừng và lau người cho bé cũng rất hiệu quả trong việc giảm sốt.

Sử dụng lá húng quế

Lá húng quế rất tốt cho trẻ bị sốt

Húng quế có đặc tính kháng sinh và diệt khuẩn giúp diệt vi khuẩn gây sốt ở trẻ. Ngoài ra, nó còn tăng cường hệ miễn dịch làm lành vết thương nhanh hơn. Lá húng quế cũng có thể giảm nhiệt trong cơ thể nhanh hơn.

Bạn có thể cho một nắm húng quế vào cốc nước nóng, hãm như trà và cho thêm ít mật ong, để ấm ấm và cho con uống. Ngoài ra, bạn có thể ép nước lá húng quế cho con uống hàng ngày để giảm nhiệt độ cơ thể.

Sử dụng lá diếp cá

Dùng lá diếp cá để hạ sốt cho trẻ cũng là một phương pháp tự nhiên rất an toàn. Bạn có thể dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch, nấu cùng với nước vo gạo và cho bé uống liên tục trong vài ngày.

Ngoài ra, bạn có thể ép nước lá diếp cá để cho bé uống hàng ngày cũng giúp hạ sốt tự nhiên và an toàn.

Cho trẻ ăn súp

Cha mẹ nên cho trẻ ăn súp gà khi bị sốt

Bạn nên cho trẻ ăn cháo gà hoặc súp gà với rau để cung cấp chất dinh dưỡng và giúp trẻ chóng khỏe lại. Canh xương dễ tiêu hóa, giúp bạch cầu chống lại nhiễm trùng và cung cấp năng lượng một cách đáng kể.

Ngoài ra, bạn nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều chất béo hoặc chất cay.

Khi bị sốt, trẻ sẽ chán ăn. Vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa để dễ tiêu hóa

Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Khi trẻ sốt không hạ sốt trong nhiều ngày, bạn nên cho con đi khám để biết nguyên nhân chính xác. Một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây sốt ở trẻ là:

  • Ung thư
  • Do các bệnh liên quan đến miễn dịch
  • Bệnh về não

Khi trẻ có triệu chứng mất nước, co giật kèm sốt, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức.

Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ cần cho đi khám để được điều trị tránh hậu quả về sau. Ngoài ra, một số trường hợp khẩn cấp cần có sự chăm sóc y tế đó là:

  • Sốt cao (khoảng 40 °C trở lên)
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Sốt kèm phát ban
  • Run rẩy không kiểm soát
  • Sốt kéo dài trên 3 ngày
  • Sốt không hạ, mặc dù đã được sử dụng thuốc hạ sốt
  • Lơ mơ, uể oải, ngủ li bì.

Sốt là vấn đề rất hay gặp ở trẻ em và một số trường hợp không nguy hiểm. Bố mẹ có thể cho con nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý hoặc áp dụng một số cách hạ sốt ở trẻ như đã nêu trên đây để tránh dùng thuốc quá sớm hoặc tự ý dùng thuốc khi không cần thiết.

(Theo Top10Homeremedies)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan