Giáo sư Phạm Gia Khải: ‘Nếu bác sĩ làm cho bệnh nhân không tin mình nữa thì đó là một thảm hoạ’

Theo giáo sư Phạm Gia Khải, yếu tố niềm tin trong ngành y tế là điều cốt lõi, mất đi niềm tin thì ngành y tế sẽ không còn gì nữa.

Trong phòng làm việc tại Viện Tim mạch Việt Nam, Giáo sư Phạm Gia Khải kể về quãng thời gian ông công tác tại Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư một cách khiêm tốn, những trăn trở của ông về căn bệnh tim bẩm sinh và gần 50 năm làm cha trong dạt dào tình yêu thương và niềm tự hào về hai cô con gái của mình.

Gương mặt phúc hậu, mái tóc bạc cùng giọng nói nhẹ nhàng của giáo sư Khải khiến cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, ấm áp.

Ông tng là Ch tch Hi đng Bo v và Chăm sóc sc khe T.Ư phía Bc, Phó trưởng Ban Bo v và Chăm sóc sc khe cán b T.Ư t 1/12/2003 ti 1/1/2016. Nguyên tc chăm sóc sc kho ca các cán b cp cao là gì, thưa ông?

- Về nguyên tắc chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao và dân thường thì không có gì khác nhau cả. Họ đều là đối tượng được khám và điều trị.

Tuy nhiên, cán bộ Trung ương là những người nắm giữ các chức vụ quan trọng của đất nước nên phải hết sức thận trọng trong việc chẩn đoán và khám chữa bệnh. 

Sự thận trọng trong việc chẩn đoán và khám chữa bệnh được thể hiện như thế nào, thưa ông?

- Hàng năm, Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư tổ chức khám cho tất cả cán bộ mình phụ trách. Tuần nào các bác sĩ và nhân viên y tế cũng kiểm tra sức khỏe cho các bệnh nhân mình phụ trách.

Những bệnh nhân đó đều có điều kiện tới bệnh viện mũi nhọn và có đội ngũ chuyên khoa giỏi chăm sóc. Nhờ vậy, không ít trường hợp được chẩn đoán và chữa trị sớm, giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Công vic ca ông khi công tác tại Ban Bo v và Chăm sóc sc khe cán b T.Ư là gì?

- Từ khi nhận công tác tại Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư cho tới khi về hưu, tuần nào tôi cũng được tham gia giao ban để nắm tình hình sức khỏe của cán bộ T.Ư vào các buổi thứ Ba, thứ Năm. Ngoài ra, tôi cũng được tham dự các buổi hội chẩn những trường hợp đặc biệt.

Nhng khó khăn ông gp phi trong quá trình công tác vi vai trò Ch tch Hi đng Bo v và Chăm sóc sc khe T.Ư phía Bc, Phó trưởng Ban Bo v và Chăm sóc sc khe cán b T.Ư?

- Khó khăn không chỉ riêng tôi mà các nhân viên y tế khác cũng gặp phải, là làm thế nào để vừa có thể khám kỹ lưỡng, chẩn đoán kịp thời mà lại giảm thiểu được thời gian.

Đôi khi, một số đồng chí và gia đình họ nghe theo lời khuyên từ những người không giỏi chuyên môn, họ đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, có khi phản đối cách điều trị chúng tôi đưa ra. 

Trong những trường hp đó, ông đã làm như thế nào?

- Tôi không có công thức chung nhưng tôi thường hỏi khéo để biết ai khuyên người nhà bệnh nhân và gặp người đó để giải thích cho họ hiểu.

Một người bác sĩ không thể nói lúc nào cũng đúng, cũng có những lúc sai. Sai về trình độ chuyên môn và cách thức tư vấn, giải thích, dẫn đến việc xảy ra mâu thuẫn giữa đội ngũ nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà của họ.

Chuyn chăm sóc sc khe cho các yếu nhân ca ông có gì đc bit?

- Cán bộ cao cấp thì cũng là con người, có người này người kia. Tôi tránh việc tỏ ra chăm sóc quá mức với các đồng chí vì nếu làm vậy có khi họ lại nghĩ ông bác sĩ này trình độ chuyên môn không tốt lắm, dùng ‘mồm miệng đỡ chân tay’.

Cho nên, tôi nghĩ bác sĩ cần giữ đúng cương vị của mình và thực hiện đúng trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân.

Vi các đng chí cp cao, thi gian cu cha cn rút ngn nht có th. Chc hn ông cần phải phi hp với các chuyên gia đu ngành đ nhanh chóng chn đoán và điu tr?

- Một bác sĩ không thể biết hết được các chuyên khoa, do đó người bác sĩ cần phải nắm bắt được đầu mối các chuyên gia giỏi để khi nào cần thì có thể liên lạc ngay, mời hội chẩn. Sự chung sức, chung trí tuệ của các bác sĩ sẽ giúp người bệnh có khả năng sống sót cao hơn.

Ví dụ, có đồng chí đi vùng hầm mỏ bị con giun lươn chui qua da, gây tắc mạch nhiều nơi, chúng tôi tưởng đồng chí đó không qua khỏi. Nhưng sau chúng tôi mời bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm, chẩn đoán tìm ra bệnh và cứu chữa kịp thời.

Vi nhng đng chí b bnh nng, ông đã làm thế nào đ trn tĩnh h?

- Chẳng may có đồng chí mắc bệnh nặng thì tôi không bao giờ nói sức khoẻ đồng chí đó đang xấu đi mà chỉ nói là xét khả năng chữa trị được. Vì nếu để bệnh nhân có cảm giác bất mãn thì họ sẽ rất buồn, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Không chỉ với các bệnh nhân là cán bộ cấp cao mà với bệnh nhân thường tôi cũng làm vậy.

Vậy còn nhng nim vui, ni bun thì như thế nào, thưa giáo sư?

- Vui là khi chúng tôi thăm khám kỹ và tìm ra cách thức chữa bệnh sớm, tốn ít thời gian. Còn buồn là khi chúng tôi thất bại trong việc chẩn đoán và điều trị.

Nguyên tc gi bí mt v tình trng sc kho ca các đng chí cp cao là như thế nào, thưa giáo sư?

- Tôi thấy cái gì cần giữ bí mật thì nên giữ, còn cái gì có thể công khai được thì cũng nên để nhân dân nắm được. Tôi có thể khẳng định ở nhiều nước trên thế giới, chứ không riêng ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe của các yếu nhân, đặc biệt là những người nắm giữ vị trí chủ chốt của Đảng, Chính phủ, Nhà nước là những thông tin cần phải được giữ bí mật.

Về nguyên tắc thì chúng tôi không được phép tiết lộ tình trạng sức khoẻ của các cấp lãnh đạo. Những người càng cấp cao, càng có trách nhiệm thì lại càng phải giữ bí mật về sức khoẻ.

Tôi thấy điều đó có mặt tốt là giữ được bí mật quốc gia nhưng mặt trái là khiến dư luận hoang mang, họ không biết người lãnh đạo đất nước mình đang bị làm sao, tình trạng sức khoẻ thế nào?

T nhng khó khăn và nhng điu đã tri qua, ông đã rút được nhng kinh nghim gì?

- Kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình làm việc tại Ban bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ T.Ư là luôn phải tìm hiểu, hỏi kỹ tiểu sử bệnh tật của từng người, phải biết rõ đồng nghiệp nào thạo về chuyên ngành gì.

Ngoài ra, cũng nên khiêm tốn, biết thuyết phục và hóa giải những ý kiến trái chiều để tìm ra tiếng nói chung.

Trường hợp nào còn vướng mắc thì nên cân nhắc trong quyết định và phải biết tự chịu trách nhiệm cho chính quyết định của mình.

Nếu gọi đó là khó khăn cũng đúng, nhưng gọi đó là vinh dự cũng không sai. Vì tôi nghiệm ra, người đứng đầu không chỉ là người giỏi nhất, mà còn phải là người biết chọn ra giải pháp tối ưu.

Kết thúc nhim kỳ ca mình, ông nghĩ điu ln nht Ban Bo v và Chăm sóc sc khe cán b T.Ư làm được là gì?

- Tôi nghĩ điều lớn nhất mà Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư đã làm được là chúng tôi luôn giúp bệnh nhân cảm thấy họ được chăm sóc, bảo vệ một cách kịp thời. Tôi tự hào khi mình cũng góp một phần công sức trong đó.

Tr li vi chuyên khoa chính, ông được coi là cánh chim đu đàn ca chuyên ngành can thip tim mch Vit Nam, ông suy nghĩ như thế nào về t l trẻ mc tim bm sinh hin nay nước ta hin nay?

- Tỉ lệ trẻ em Việt Nam mắc bệnh tim bẩm sinh là 1%, nghĩa là trong 100 trẻ được sinh ra, bắt buộc sẽ có một trẻ phải đối mặt với căn bệnh này. Tôi nghĩ con số này không lớn.

Làm thế nào đ biết mt đa tr b mc tim bm sinh hay không, thưa giáo sư?

- Phần lớn các dị tật tim bẩm sinh nặng có thể được phát hiện ra ngay trong thời kỳ sơ sinh hoặc thậm chí từ trong thời kỳ bào thai. Tuy nhiên, dị tật tim cũng có thể được chẩn đoán muộn hơn khi trẻ lớn hoặc trong thời kỳ niên thiếu hoặc đã trưởng thành.

Việc chẩn đoán sớm các bệnh tim bẩm sinh ngay từ thời kì bào thai bằng phương pháp siêu âm đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Theo giáo sư, vic siêu âm thai để phát hin d tt tim bm sinh có li như thế nào?

- Thời điểm thích hợp nhất để sàng lọc bệnh tim bẩm sinh là khi thai nhi ở tuần 18 đến 22. Siêu âm thai phát hiện dị tật bẩm sinh từ trong thai sẽ giúp cải thiện tỉ lệ tử vong và bệnh tật, giúp xác định các dị tật phối hợp các hội chứng di truyền, tạo khả năng can thiệp điều trị kịp thời cũng như có thể chuẩn bị kế hoạch trước sinh phù hợp.

Từ đó, giúp các bác sĩ có lời khuyên tư vấn cho gia đình cũng như có kế hoạch theo dõi điều trị cho trẻ ngay sau sinh.

Nếu trong trường hợp chẩn đoán đứa trẻ bị mắc tim bẩm sinh nhưng không sửa chữa được bằng cách can thiệp thì lúc đó mới đặt vấn đề có nên đình chỉ thai hay không.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa, trong trường hợp này, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phải là người có kinh nghiệm.

Trường hp thai nhi được chn đoán b mc d tt tim bm sinh nhưng không có ch đnh ch thì s được x lý như thế nào, thưa giáo sư?

- Trường hợp không có chỉ định hủy thai thì cần được theo dõi và điều trị. Việc điều trị trong suốt thai kỳ như thế nào từ khi phát hiện dị tật tim bẩm sinh, ngay sau khi bé ra đời cần theo dõi như thế nào, nếu cần phẫu thuật thì bao giờ, ở đâu luôn là câu hỏi mà bản thân thai phụ, người nhà, thậm chí cả bác sĩ không chuyên khoa cũng lúng túng.

Vì thế, cần phải có sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa với các chuyên ngành khác như tim, nội tiết... cùng theo dõi, điều trị và tư vấn cho thai phụ và gia đình.

Ông chia s, vic siêu âm chn đoán mt đa tr có mc dị tật tim bm sinh hay không là điu quan trng. Nhiu trường hp khi đã biết con mc tim bm sinh, b m vn quyết tâm gi thai nhưng cũng không ít trường hp phá b. Ông nhn đnh như thế nào v điu này?

- Không chỉ bằng cách siêu âm mà bằng cách chọc nước ối, bác sĩ có thể chẩn đoán thai nhi có bị mắc tim bẩm sinh hay không. Người chẩn đoán hình ảnh phải là người giỏi về phôi thai học thì mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích với thai phụ và người nhà.

Bác sĩ phải là người biết được tương lai của đứa trẻ bị mắc tim bẩm sinh như thế nào. Vì có nhiều đứa trẻ trong bụng mẹ bị thông liên thất, thông liên nhĩ nhưng khi sinh ra lại hết hoặc có thể phẫu thuật sửa chữa được.

Như vậy chắc hẳn có nhiu trường hp thai ph và gia đình c tình quyết đnh phá thai, đúng không giáo sư?

- Chẩn đoán lâm sàng có nhược điểm cực kỳ lớn là triệt sản nhầm. Cụ thể, nhiều gia đình phá thai nếu đó là đứa trẻ mang giới tính họ không mong muốn. 

Tôi biết có những trường hợp gia đình mong có con trai nhưng hai lần siêu âm thì cả hai lần bác sĩ đều bảo con gái. Gia đình đó vẫn quyết định giữ thai lại, cuối cùng sinh ra toàn con trai. Vì vậy, tôi cho rằng không nên lạm dụng chẩn đoán siêu âm nếu nhân viên y tế đó không có kinh nghiệm.

Có yếu t nào ca m trong quá trình mang thai liên quan ti khuyết tt tim bm sinh không, thưa giáo sư?

- Đại đa số các trường hợp tim bẩm sinh không rõ nguyên nhân. Còn một số trường hợp mắc tim bẩm sinh đi kèm các dị tật khác. Rất khó nói về chuyện các vấn đề của người mẹ liên quan tới khuyết tật tim bẩm sinh của đứa trẻ.

Nếu người mẹ bị nhiễm virut trong những tuần đầu mang thai, thông thường là trong 3 tháng đầu, thì đứa trẻ có thể mang những dị tật ở tim hoặc các bộ phận khác.

Ví dụ một bà mẹ bị nhiễm sởi rubella trong thời kỳ mang thai thì virut có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim của thai nhi hoặc có thể gây ra những bất thường về cấu trúc của các cơ quan khác như não, mắt, tai.

Yếu tố di truyền cũng có liên quan trong việc hình thành các dị tật tim bẩm sinh. Có thể có nhiều đứa trẻ trong cùng một gia đình cùng mắc dị tật bẩm sinh, nhưng điều này là rất hiếm khi xảy ra.

Một số đột biến về gen hoặc nhiễm sắc thể đặc biệt ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong đó có tim. Ví dụ, những đứa trẻ bị thông liên thất thường đi kèm với dị tật nhiễm sắc thể 21 có vấn đề, trí tuệ chậm phát triển.

Theo ông, nhng đa tr mc bnh tim bm sinh b thit thòi như thế nào?

- Nếu đứa trẻ không may mắn bị mắc tim bẩm sinh thì từ khi sinh ra nó đã mang trong mình sự mặc cảm, tự ti. Đến tuổi đi học, chúng thấy bạn bè chạy nhảy, chơi đùa nhưng lại không đủ sức khoẻ vui chơi như các bạn đồng lứa. Cứ như vậy, chúng sinh ra cảm giác tủi thân vì thua kém bạn bè và chỉ lủi thủi một mình.

Đứa trẻ đó càng lớn lên thì càng cảm nhận sâu sắc được điều này. Đến tuổi lấy chồng sinh con thì còn chịu thiệt thòi nhiều hơn nữa vì người mắc bệnh tim bẩm sinh khi mang thai sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ở Việt Nam, 1% trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Vậy thì, đ tui nào phù hp đ phu thut tim bm sinh, thưa giáo sư?

- Trước đây, đứa trẻ đó phải lớn lên thì mới được phẫu thuật sửa chữa nhưng giờ đây, trẻ dưới 5 cân cũng đã có thể phẫu thuật. 

Khi phẫu thuật và xử trí các ca tim bẩm sinh thì đội ngũ bác sĩ phải có kiến thức về y khoa. Vì bệnh nhi không phải là người lớn thu nhỏ lại mà phải có chuyên khoa riêng.

Có lý do gì đặc biệt mà mt người đã 82 tuổi vn cng hiến cho ngành tim mch nói riêng cho cho ngành y tế nói chung?

- Tôi rất thích làm việc. Nếu bây giờ bắt tôi ngừng làm việc vì lý do nào đó thì tôi buồn lắm. Rất may là trí óc tôi vẫn còn minh mẫn, tôi còn có thể làm việc được.

Sau khi nghỉ hưu, tôi giảm về công tác hành chính nhưng tăng về công tác chuyên môn. Tôi thấy những năm cuối đời của mình rất có ý nghĩa.

Tôi không bao giờ tỏ ra là người hiểu biết hơn người khác. Tôi rút lui theo đúng nghĩa ‘rửa tay gác kiếm’, vì không có mình thì vẫn có nhiều anh em khác làm được. Nếu tôi có đóng góp ý kiến thì tôi đưa một cách gián tiếp thay vì trực tiếp.

Ông nhn đnh như thế nào v thế h các y bác sĩ ngày nay so vi thi kỳ ca ông?

- Tôi không muốn mang thế hệ chúng tôi ra để so sánh với thế hệ bác sĩ hôm nay. Thời chúng tôi trước đây là thời kỳ bao cấp, khoảng cách giàu nghèo hầu như không có.

Bác sĩ và bệnh nhân đều phải chịu chung sự thiếu thốn về vật chất nên chúng tôi đến với nhau rất tình cảm. 

Nói như vy thì hin nay bác sĩ và bnh nhân nước ta có khong cách, thm chí là khong cách ln?

- Nếu bác sĩ làm cho bệnh nhân không tin mình nữa thì đó là một thảm hoạ. Bệnh nhân nhìn thấy đằng sau người bác sĩ đó là vụ lợi, là tính toán thì họ sẽ dễ dàng bị mất niềm tin. Ngược lại, bác sĩ khiến bệnh nhân quý mến thì họ sẽ có được niềm tin.

Với tôi, ngành y tế là ngành dịch vụ nhân đạo chứ không phải kinh doanh. Nếu kinh doanh thì không thể tốt được, nhiều khi mất tiền vô ích.

Ngành y tế là một tấm khảm muôn hình mà ở đó, có người thiên về kinh doanh, có người thiên về nhân đạo.

Nếu nói ngành y tế hiện nay là xấu thì không công bằng còn nói là tốt thì lại không đúng. Y học lâm sàng không chỉ là sự hiểu biết về chuyên môn mà còn cả về y học xã hội.

Theo ông, yếu t nim tin gia bác sĩ và bnh nhân có phi là yếu t ct lõi ca ngành y tế?

- Yếu tố niềm tin trong ngành y tế hết sức quan trọng, là điều cốt lõi. Mất đi niềm tin thì người bác sĩ và ngành y tế sẽ không còn gì nữa. 

Nhưng hin ti, khong cách gia bác sĩ và bnh nhân khá ln khiến vic xây dng nim tin này gp nhiu khó khăn…

- Kỹ thuật sẽ già đi nhanh chóng, chỉ có tình người là còn lại mãi mãi. Với những bác sĩ không có gì tốt đẹp hơn là cuộc sống của người bệnh. Sự thông minh của trái tim sẽ dẫn lối chúng ta giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Chúng ta có thể mất của cải vật chất nhưng không thể mất lòng tin.

Ông đã bao gi rơi vào trường hp bnh nhân mt lòng tin mình chưa? Khi đó, ông cm thy thế nào?

- Có lẽ, hầu như tôi không bao giờ để bệnh nhân bị mất lòng tin. Có một tình huống tôi ‘bó tay’ trong việc chữa trị nhưng tôi vẫn vui vì bệnh nhân tin mình. 

Vào năm 1974, bệnh nhân 17 tuổi của tôi bị suy tim nặng, van tim hẹp, hở hai lá và ba lá. Lúc đó, những hiểu biết về tim mạch học của chúng ta còn quá ít, tôi đã nhìn người bệnh ra đi trong sự bất lực của chính mình.

Cậu bé ấy tặng tôi hai bao thuốc dù tôi không hút thuốc bao giờ, cậu nói ‘Cháu biết chú không chữa được bệnh cháu đâu, nhưng chú nhìn cái này để sau này chữa được những trường hợp bị bệnh như cháu’.

Tôi không thể quên được câu nói của cậu bé và điều đó đã trở thành động lực để tôi tìm tòi, nghiên cứu kiến thức về tim mạch.

Về hưu, thời gian dành cho công tác hành chính giảm nhưng lại tăng v công tác chuyên môn, thời gian dành cho gia đình của ông thay đổi như thế nào?

- Khi về hưu, tôi có thời gian hơn nhưng thời gian dành cho gia đình vẫn không nhiều lắm. Vợ và các con tôi vẫn hay nói bố là người làm tốt trong công việc nhưng lại dành ít thời gian cho gia đình. Nhưng đó là sự chọn lựa của tôi.

Tôi không coi tôi là một hình mẫu vì con đường tôi đi chưa chắc đã đúng với nhiều người khác. Nhưng tôi thích những người kiên định với con đường mình chọn hơn là người dễ bị lung lay, thiếu bản lĩnh.

Như vậy, ông cũng không áp đặt con mình theo con đường của ông?

- Đúng vậy. Tôi có hai đứa con gái và chúng đều là bác sĩ nội trú, một đứa nội khoa theo chuyên ngành tim mạch, một đứa theo nhãn khoa. Tôi không áp đặt con tôi học gì và làm gì.

Vì đừng tưởng mình thông minh hơn người, trong tình huống này mình đúng nhưng trong tình huống khác mình lại sai, tôi nghĩ vậy. Cuộc đời luôn thay đổi, chúng ta đâu biết trước được điều gì.

Hai con cùng nghề với mình, chắc hẳn ông cũng có những bài học riêng về nghề y dành cho hai con của mình?

- Tôi chỉ có thể chỉ cho hai con tấm gương của bố là một người sống trung thực và khoa học.

Tôi quý trọng người khiêm tốn, trung thực, giản dị. Tôi e dè người kiêu ngạo và thích nổi danh, vì tính cách đó sẽ gây ra biết bao đau khổ cho đồng nghiệp và cho bệnh nhân.

Xin cảm ơn giáo sư về những chia sẻ của ông! 


Tin liên quan