Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là tình trạng xuất hiện mụn nước nhỏ kèm cảm giác ngứa ở lòng bàn tay hoặc bàn chân. Các mụn nước này thường nằm ở dọc theo kẽ các ngón tay hoặc ngón chân.
Các mụn nước tổ đỉa thường mọc ở dọc theo kẽ các ngón tay, ngón chân
Bệnh ghẻ là tình trạng phát mụn nước trên da và gây ra cảm giác ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Các mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như vùng kín, lòng bàn tay, kẽ ngón tay và ngón chân...
Mụn nước trên da ở bệnh ghẻ gây ra cảm giác ngứa dữ dội
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh này có thể liên quan đến di truyền và cơ địa dị ứng, thường xảy ra ở người trong độ tuổi 20 - 40.
Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) chính là tác nhân gây ra bệnh ghẻ nước. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc gần như người trong gia đình, bạn cùng lớp...
Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei chính là tác nhân gây ra bệnh ghẻ nước
Đặc điểm | Bệnh tổ đỉa | Bệnh ghẻ nước |
Hình dáng, kích thước mụn nước | Mụn nước có hình tròn với kích thước nhỏ, khoảng từ 1 – 2mm và được bao phủ bởi lớp da dày cứng, khó vỡ. Mặc dù khó vỡ nhưng mụn nước phát sinh từ bệnh tổ đỉa có thể tự tiêu sau vài tuần. | Mụn nước có hình tròn, màu đỏ nhạt và được bao phủ bởi lớp da mỏng nên rất dễ vỡ khi gãi. |
Cách mọc mụn nước | Mọc rải rác hoặc tập trung thành cụm lớn. Mụn nước mọc sâu dưới da. | Mọc rải rác và nông trên bề mặt da. |
Phạm vi | Thường chỉ xuất hiện ở dọc theo kẽ các ngón tay, ngón chân hoặc lòng bàn tay, bàn chân. | Có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như vùng kín, lòng bàn tay, kẽ ngón tay và ngón chân... |
Các đặc điểm khác của mụn nước | Đặc trưng bởi lớp dày sừng màu vàng để lại sau khi mụn nước tiêu đi. | Mụn nước có chất dịch trong, lấy kim khều có thể phát hiện cái ghẻ. Thường dễ lây hơn khi gãi nhiều. |
Mức độ ngứa ngáy | Ngứa ngáy dữ dội. | Ngứa dữ dội theo cơn, đặc biệt là vào ban đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh. |
Thời gian khởi phát | Bệnh thường xuất hiện theo đợt, tăng lên vào mùa hè và ít xuất hiện vào mùa đông. | Thời gian xuất hiện của ghẻ nước thường liên quan đến mùa mưa bão, ngập lụt vì ghẻ rất thích môi trường ẩm thấp. |
Dấu hiệu khác | Có nhiều rãnh ghẻ xuất hiện kèm theo mụn nước trên bề mặt da, chiều dài khoảng 2 – 4mm. Rãnh ghẻ được tạo thành do ghẻ cái đẻ trứng đào hang. |
Bệnh tổ đỉa là bệnh lý do cơ địa nên không có khả năng lây lan. Ngược lại, bệnh ghẻ nước lại có khả năng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc gần hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn, chăn màn, quần áo...
Bệnh ghẻ nước lại có khả năng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc gần
Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước hầu như không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn nào đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các mụn nước có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do cảm giác ngứa.
Các mụn nước này nếu bị gãi mạnh quá nhiều và không được chăm sóc đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh.
Bệnh ghẻ nước và tổ đỉa tuy không nguy hiểm, nhưng ngứa ngáy có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Đa số bệnh tổ đỉa đều có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc và giữ vệ sinh vùng da tổn thương hợp lý. Trong trường hợp, các mụn nước mọc quá nhiều và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh thì bác sĩ có thể kê thuốc mỡ hoặc kem có chứa corticoid để bôi lên da.
Nếu tình trạng ngứa ngáy làm người bệnh quá khó chịu thì có thể sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng ngứa. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh vào mụn nước trong 15 phút mỗi lần, nhiều lần trong ngày.
Mục tiêu điều trị bệnh ghẻ là tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ và trứng của chúng trên da bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Thuốc bôi phải bao phủ được toàn bộ cơ thể, từ cổ trở xuống để tránh bỏ sót ghẻ.
Ngoài ra, vì ghẻ nước lây lan nhanh chóng, nên để điều trị dứt điểm, cần chú trọng điều trị cho tất cả thành viên trong gia đình cùng lúc.
Như đã nói ở trên, bệnh tổ đỉa là một bệnh mãn tính, liên quan đến di truyền và cơ địa dị ứng. Vậy nên, bệnh tổ đỉa không có cách nào để phòng tránh bệnh, tần suất bệnh tái phát sẽ giảm dần khi về già.
Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát và thúc đẩy quá trình lành bệnh dưới đây:
Còn bệnh ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng nên có thể được phòng tránh bằng cách ngăn chặn các đường lây lan của ký sinh trùng:
Giặt quần áo sạch sẽ và sấy khô là cách hiệu quả để phòng bệnh ghẻ nước
Đối với bệnh tổ đỉa thì bạn nên đi gặp bác sĩ khi mụn nước mọc quá nhiều, bị lở loét, mưng mủ do nhiễm trùng hoặc gây ra cảm giác ngứa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Còn với bệnh ghẻ nước thì bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh ghẻ nước để nhanh chóng tiêu diệt cái ghẻ và tránh lây lan cho những người trong gia đình.
Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu mụn nước có mưng mủ
Hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh ghẻ nước và tổ đỉa. Dưới đây là một số bệnh viện mà bạn có thể tham khảo:
Xem thêm:
Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể, tuy nhiên lại có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!