Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những bệnh về tai mà tuổi teen thường gặp và cách phòng tránh

Ở tuổi teen có thể có nguy cơ mắc bệnh về tai nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Tuổi teen thường được xem là giai đoạn có sức khỏe tốt và ít gặp các vấn đề bệnh lý như người lớn tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bạn trẻ có thể chủ quan. Ngay ở lứa tuổi này, vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh về tai nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

1. Dấu hiệu bị bệnh về tai ở tai 

Dấu hiệu bị bệnh về tai rất đa dạng, trong đó, một số triệu chứng về tai bao gồm: 

  • Đau nhức tai
  • Tai sưng và tấy đỏ
  • Tai có mùi hôi có chịu
  • Chảy mùi tai 
  • Ngứa tai liên tục
  • Giảm thính lực

2. Các bệnh lý về tai thường gặp hiện nay ở tuổi teen

2
  • Giảm thính lực do tiếng ồn: Tình trạng này xảy ra khi sử dụng tai nghe với âm lượng lớn trong thời gian dài.
  • Triệu chứng: Gặp khó khăn trong việc nghe, cảm giác ù hoặc hú rít trong tai. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
  • Phòng ngừa: Để bảo vệ thính lực, hãy duy trì âm lượng tai nghe ở mức dưới 60% và hạn chế thời gian sử dụng tai nghe không quá 60 phút mỗi lần. Ưu tiên sử dụng tai nghe chụp tai để giảm tác động của tiếng ồn.
  • Viêm tai giữa: Đây là tình trạng viêm nhiễm thường do biến chứng từ các bệnh viêm đường hô hấp hoặc dị ứng.
  • Triệu chứng: Gây đau tai, sốt, chảy dịch, ù tai, và mất thính lực tạm thời.
  • Phòng ngừa: Để ngăn ngừa viêm tai giữa, hãy tránh tiếp xúc với bụi bẩn, giữ vệ sinh tai sạch sẽ, không ngoáy tai tùy tiện. Đồng thời, điều trị triệt để các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm mũi, và các vấn đề dị ứng.
  • Ù tai: Hiện tượng này thường do tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nghe nhạc với âm lượng cao, căng thẳng, hoặc mất ngủ. Trong một số trường hợp, ù tai có thể liên quan đến các vấn đề mạch máu hoặc bệnh Meniere.
  • Triệu chứng: Xuất hiện âm thanh lạ trong tai, phổ biến nhất là tiếng ù ù.
  • Phòng ngừa: Sử dụng âm thanh trắng (như tiếng sóng biển, mưa rơi) hoặc liệu pháp âm thanh tái tạo để não bộ làm quen và giảm sự chú ý đến tiếng ù. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn, hạn chế sử dụng cà phê, kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, và điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.
  • Nhiễm trùng tai ngoài:

Tình trạng này thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc chấn thương nhỏ trong tai, đặc biệt phổ biến ở những người thường xuyên đi bơi. Vì lý do này, nó còn được gọi là “tai của người bơi lội”.

  • Triệu chứng: Gây ngứa, đau tai và chảy dịch từ tai.
  • Phòng ngừa: Để bảo vệ tai, hãy sử dụng nút tai khi bơi, lau khô tai cẩn thận sau khi tiếp xúc với nước, và tránh sử dụng tăm bông để ngoáy tai.
  • Tổn thương do áp lực: Đây là tình trạng thường gặp khi thay đổi độ cao đột ngột, chẳng hạn như khi đi máy bay hoặc lặn biển.
  • Triệu chứng: Gây đau tai, cảm giác nghẹt tai, nghe tiếng lạ như tiếng rắc rắc, giảm thính lực và đôi khi kèm theo chóng mặt.
  • Phòng ngừa: Để giảm nguy cơ tổn thương, bạn có thể nhai kẹo cao su, ngáp để cân bằng áp suất trong tai, sử dụng kỹ thuật Valsalva (hít sâu, ngậm miệng, bịt mũi và thở nhẹ qua mũi), hoặc nhỏ thuốc thông mũi trước khi di chuyển.
  • Thủng màng nhĩ

Do chấn thương (té ngã, thể thao, nghịch ngợm, ngoáy tai quá tay). Màng nhĩ là linh hồn của sức nghe, nên thính lực có thể mất tạm thời hoặc vĩnh viễn.

* Triệu chứng: Đau đột ngột, mất thính lực, ù tai, có thể chảy máu hoặc dịch từ tai.

* Phòng ngừa: Hạn chế mọi vật nhọn đưa vào tai, cẩn thận khi chơi thể thao, sử dụng dụng cụ bảo hộ nếu cần.

3. Phòng ngừa cho sức khỏe đôi tai 

3
  • Để phòng ngừa bệnh về tai, cần chú ý đến các vấn đề sau: 
  • Tiêm phòng các loại vắc xin, như vắc xin cúm và vắc xin phế cầu khuẩn, để ngăn ngừa các nguyên nhân gây nhiễm trùng tai và viêm tai giữa.
  • Luôn giữ vệ sinh tai sạch sẽ, tránh đưa vật nhọn hoặc nguy hiểm vào tai.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc để bảo vệ sức khỏe tai.
  • Sau khi tắm, lau khô tai cẩn thận để tránh ẩm ướt dẫn đến nhiễm trùng.
  • Không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh tai để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Lấy ráy tai đúng cách để tránh tổn thương niêm mạc tai.
  • Đối với những người sử dụng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai, cần tái khám định kỳ để kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị.
Lương Hiền

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính