Enzyme là chất xúc tác sinh học, đa số có bản chất là protein. Một tế bào chứa hàng nghìn loại phân tử enzyme khác nhau và mỗi loại sẽ đặc hiệu cho một phản ứng hóa học cụ thể.
Enzyme là chất xúc tác sinh học cho các phản ứng trong cơ thể
Dựa vào loại phản ứng enzyme tham gia xúc tác mà chúng được chia thành một số loại như:
Transferases là nhóm enzyme tham gia vào phản ứng trao đổi
Để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, có khoảng 5000 enzyme tham gia vào quá trình xúc tác. Một số loại enzyme quan trọng có thể kể đến như:
Lipases là một enzyme tiêu hóa, giúp phân hủy chất béo
Cơ chế hoạt động của enzyme được mô tả lần đầu tiên vào năm 1894 theo mô hình "ổ khóa - chìa khóa". Điều này có nghĩa là mỗi enzyme sẽ có một hình dạng nhất định và chúng chỉ hoạt động khi có cơ chất khớp chính xác với hình dạng của nó.
Tuy nhiên, một mô hình mới hơn đã ra đời mô tả hoạt động của enzym đó là mô hình khớp cảm ứng. Khi xuất hiện cơ chất, hình dạng enzyme tương ứng có thể thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.
Đa số enzyme chỉ có thể hoạt động trong điều kiện nhất định như:
Enzyme hoạt động theo mô hình khớp cảm ứng
Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh phản ứng hóa học biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể tiêu hóa được. Enzyme tiêu hóa có ở các vị trí như nước bọt, tuyến tụy, túi mật, gan,...
Enzyme thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả
Enzyme cũng có vai trò hoạt hóa các phản ứng. Khi enzyme kết hợp với các chất (quá trình phosphoryl hóa enzyme) sẽ tăng hiệu quả gắn của enzyme với cơ chất, khiến cho phản ứng hóa học của cơ thể xảy ra hiệu quả hơn.
Enzyme cũng có vai trò hoạt hóa các phản ứng
Đôi khi để làm giảm hoạt động của các phản ứng chuyển hóa thì enzyme cũng đóng vai trò quan trọng. Khi xuất hiện tín hiệu của cơ thể, enzyme sẽ tách khỏi cơ chất để giảm hoạt động. Một số chất liên quan đến quá trình này như:
Một số enzyme cũng có vai trò ức chế phản ứng
Quá trình trao đổi chất của cơ thể được xúc tác nhiều từ các enzyme. Các enzyme này sẽ hỗ trợ phản ứng để sản sinh ra các chất dao động quanh mức độ cân bằng nhất có thể.
Enzyme hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả
Khi xuất hiện các kháng nguyên, bạch cầu hay đại thực bào nhanh chóng tiết ra các enzyme thúc đẩy phản ứng tổng hợp các hợp chất kháng khuẩn, cũng như các phản ứng phân hủy lớp bảo vệ tế bào vật lạ, khiến cho quá trình tiêu diệt kháng nguyên thuận lợi.
Enzyme giúp tăng hiệu quả của quá trình miễn dịch
Với từng loại bệnh cụ thể, phụ thuộc vào việc có thể sản xuất ra enzyme hay không mà sẽ có cách dùng khác nhau. Hiện nay, enzyme tiêu hóa là enzyme được sử dụng để cung cấp để điều trị chứng khó tiêu trong viêm tụy, ung thư tuyến tụy, xơ hóa nang tụy,...
Liều lượng mà người bệnh sử dụng sẽ cá nhân hóa theo từng bệnh cũng như thời gian sử dụng. Vì vậy, để đạt được an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng enzyme, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Thiếu hụt enzyme là tình trạng nồng độ enzyme trong cơ thể không đủ dẫn tới các phản ứng của cơ thể do enzyme xúc tác bị ảnh hưởng. Đây thường là bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Tùy vào từng loại enzyme thiếu hụt mà các triệu chứng của cơ thể cũng khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng thiếu hụt enzyme tiêu hóa thường gặp:
Thiếu hụt enzyme tiêu hóa sẽ dẫn tới đau bụng
Một số loại thiếu hụt enzyme thường gặp là:
Thiếu G6PD sẽ dẫn tới tan máu khi tiếp xúc với một số hoạt chất, dược chất
Một số đối tượng nên sử dụng enzyme tiêu hóa có thể kể đến như:
Những người điều trị ung thư tụy cần sử dụng enzyme tiêu hóa
Một số đối tượng không nên sử dụng enzyme như:
Những người loét dạ dày không nên sử dụng enzyme
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng enzyme là:
Ngoài các tác dụng phụ này, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng dị ứng cấp tính hơn như :
Enzyme có thể gây tác dụng phụ là buồn nôn
Xem thêm:
Enzyme là một trong những chất xúc tác quan trọng của cơ thể. Vì vậy, trong trường hợp cần bổ sung, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thấy bài viết hữu ích, hay chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!