'Dùng thớt gỗ hay thớt nhựa tốt hơn' chuyên gia Mỹ lật tẩy loại thớt nhiều vi khuẩn nhất

Thớt là vật dụng không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình. Nhiều người nấu ăn đặt ra câu hỏi là 'dùng thớt gỗ hay thớt nhựa tốt hơn' và đây là câu trả lời từ chuyên gia.

Nên dùng thớt nhựa hay thớt gỗ?

Chuyên gia cho biết bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại như E.Coli, salmonella và Campylobacter. Những loại vi khuẩn này gây ra bệnh đường ruột, tiêu chảy…

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Wisconsin (Mỹ) cho biết: Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột như salmonella ít tồn tại trên thớt gỗ khi chúng ta để qua đêm do chất liệu gỗ vi khuẩn khó sống hơn.

Nên dùng thớt nhựa hay thớt gỗ?

Còn trên bề mặt thớt nhựa thì những vi khuẩn này lại sinh sôi, nảy nở nhanh chóng.

Một nghiên cứu khoa học khác nhận định: Những người thường xuyên sử dụng thớt nhựa thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người dùng thớt gỗ. Đặc biệt, thớt nhựa càng cũ nát, có nhiều vết lõm sâu thì càng dễ bị bệnh.

Nhóm các nhà khoa học lý giải rằng tại các vết lõm sâu nằm trên bề mặt thớt nhựa rất khó làm sạch.

Những thực phẩm còn sót lại trong này nhanh chóng bị lên men, sản sinh vi khuẩn và đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây nên các bệnh đường ruột.

Dùng thớt nhựa cũng dễ gây tốn kém hơn. Bởi dù giá thành rẻ hơn thớt gỗ rất nhiều nhưng thớt nhựa không bền và không tự gia công được.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả hai nếu muốn. Khi đó, bạn nên chia thớt ra để sử dụng, dùng thớt nhựa để cắt thịt sống, thớt gỗ để băm chặt, thái rau… 

Một số sai lầm khác khi dùng thớt hại sức khỏe

Những thói quen xấu khi dùng thớt gây hại cho sức khỏe:

- Dùng cả 2 mặt thớt một bên thái đồ sống và 1 bên thái đồ chín cho tiện. Thế nhưng khi đặt mặt dưới xuống nền nhà hoặc kệ bếp, vi khuẩn, bụi bặm sẽ bám lên đây. Lúc bạn lật lên để thái thực phẩm, vi trùng vi khuẩn bám vào rất hại cho sức khỏe.

Thói quen xấu khi dùng thớt gây hại cho sức khỏe

- Không đổi thớt mới sau một thời gian dài sử dụng sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng trú ẩn ở các vết cắt. Vì vậy, nhất là với thớt nhựa, các chuyên gia khuyên bạn nên thay thớt sau 6 – 8 tháng.

- Không vệ sinh thớt đúng cách: Nhiều người thường chỉ rửa thớt dưới nước sạch sau khi sử dụng, chỉ để thớt nằm ngang rồi xối nước lên. Thế nhưng việc này không thể loại bỏ được hết vi khuẩn.

Vì vậy, bạn cần dùng nước rửa bát chà thật kĩ, sau đó dùng nước nóng đổ lên rồi lại tiếp tục dùng bàn chải cứng để chà sạch.

- Thái thịt sống và chín trên cùng bề mặt thớt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm chéo vi khuẩn E.coli và salmonella.

- Không để thớt khô ráo hoàn toàn trước khi đem đi cất sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong môi trường ẩm ướt.

Khang Nhi /giadinhmoi.vn

Tin liên quan