Cúng giao thừa nên cúng trong nhà hay ngoài trời mới chuẩn?

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, cúng đêm giao thừa đầy đủ nhất gồm cả cúng trong nhà và ngoài sân với 4 lễ cúng khác nhau.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời?

Cúng Tết Giao thừa là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng để tiễn năm cũ, đón năm mới. Nhiều gia đình vẫn chưa biết nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời là đúng nhất?

Thông tin với phóng viên Gia Đình Mới về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết, cúng đêm giao thừa đầy đủ phải có 4 lần lễ cúng sau:

1. Cúng tiễn ông quan đương niên hành khiển năm cũ đi

2. Cúng đón ông quan đương niên hành khiển năm mới đến

3. Cúng giao thừa ở ban thờ cộng đồng gia thần, cộng đồng gia tiên

4. Lễ cúng báo cáo toàn bộ các ban bệ gồm cộng đồng gia thần, cộng đồng gia tiên, quan đương niên hành khiển năm cũ, quan đương niên hành khiển năm mới.

Cúng tiễn ông quan đương niên hành khiển năm cũ: 

Chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết, đối với 2 lễ cúng tiễn ông quan đương niên hành khiển năm cũ đi và cúng đón ông quan đương niên hành khiển năm mới đến thì các gia đình cúng ở ban thờ trong nhà, không cúng ngoài sân.

Với lễ cúng tiễn ông quan đương niên hành khiển năm cũ, thời khắc để cúng này là từ 21 giờ - 23 giờ đêm 30 tháng Chạp. Bởi theo dân gian từ ngàn xưa, mốc giờ Tý là chuyển giao sang năm mới.

Cúng đón ông quan đương niên hành khiển năm mới

Từ 23 giờ hơn đêm tới thời khắc giao thừa, gia chủ cúng đón ông quan đương niên hành khiển năm mới, và cúng ở trong nhà.

Cúng giao thừa ở ban thờ cộng đồng gia thần, cộng đồng gia tiên:

Cúng giao thừa ở ban thờ cộng đồng gia thần, cộng đồng gia tiên, gia chủ cúng trong nhà, vào đúng thời khắc giao thừa. 

Lễ cúng báo cáo toàn bộ các ban bệ gồm cộng đồng gia thần, cộng đồng gia tiên, quan đương niên hành khiển năm cũ, quan đương niên hành khiển năm mới:

Lễ cúng thứ 4 này gia chủ sẽ cúng ở ngoài trời, sau khi cúng giao thừa trong nhà.

Gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng chu đáo để cúng giao thừa.

Chuẩn bị cho cúng đêm giao thừa đầy đủ nhất theo hướng dẫn của chuyên gia Song Hà:

1. Khi cúng lễ giao thừa: Chuẩn bị cúng không nên ăn tỏi, mắm tôm, cá chép, ba ba, rùa, rắn, thịt chó, thịt mèo...

Giữ tâm thế vui vẻ, hoan hỷ.

2. Đồ thờ cúng: không sử dụng đồ nứt vỡ.

3. Đồ lễ cúng: Không cúng đồ nguội lạnh, phải cúng đồ nóng.

4. Mâm ngũ quả: bắt buộc chuẩn bị 5 loại quả (hoặc hơn, chứ không nên ít quá).

Sau khi cúng giao thừa xong, 

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan