Cậu bé 11 tuổi phải ngồi bô cả ngày trong 9 năm vì không có hậu môn, dị tật cơ quan sinh dục

9 năm gắn liền với chiếc bô vì dị tật bộ phận sinh dục, trải qua 25 cuộc phẫu thuậtt lớn nhỏ, giờ đây, Sơn 'bô xanh' đã tự tin thực hiện ước ao giản dị của cậu: không phải ngồi bô cả ngày nữa.

“Có một cậu bé tên Sơn, hay còn gọi là Sơn “bô xanh” bởi trong nhiều năm liền cậu không thể đi vệ sinh chủ động, phải ngồi trên chiếc bô cả ngày”, bác sĩ Roberto De Castro - một trong những người đồng hành với dự án thiện nguyện phẫu thuật cho trẻ em nghèo khuyết tật “Thiện Nhân và những người bạn” gần 10 năm qua nói.

Sơn của những ngày phải ngồi bô

Sơn ra đời với dị tật mà các bác sĩ đều lắc đầu trả về

Nửa người dưới của Nguyễn Văn Thanh Sơn mở hoàn toàn và chảy 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm. Càng ăn nhiều, uống nhiều thì cái bô và cậu bé càng phải hứng chịu đớn đau.

Cậu bé sinh năm 2007 bị dị tật nghiêm trọng bộ phận sinh dục với các biểu hiện thành bụng hở có thể nhìn thấy rõ một phần bàng quan. Cậu bé còn không có hậu môn, không có cơ quan sinh dục ngoài, tiểu tiện và đại tiện chung một đường, thoát ra ở một lỗ nhỏ trên thành bụng. Cậu còn không có cả khung xương bẹn…

Dị tật của Sơn quá nặng nên không ít bác sĩ đã khuyên gia đình đưa Sơn về nhà để lo hậu sự. 

Sơn với nụ cười lạc quan trong những đợt phẫu thuật

Trải qua khoảng 25 ca mổ lớn nhỏ

Năm 2007, bố mẹ mang Sơn vượt hàng nghìn km đưa cậu từ Thanh Hoa vào TP. HCM để thực hiện ca phẫu thuật tách rời đường tiểu tiện và đại tiện bằng cách tạo một hậu môn giả trên thành bụng bên hông trái và đưa bàng quang vào trong ổ bụng. 

Kết quả của ca phẫu thuật không được như mong đợi. Sau một thời gian bàng quàng của cậu lại lộ ra ngoài, vì cậu không có khung xương bẹn để giữ bàng quang trong cơ thể.

2 năm sau, Sơn tiếp tục được phẫu thuật lần 2. Lần này, các bác sĩ đưa hậu môn về đúng vị trí tự nhiên. Sau ca phẫu thuật, cậu bị tiểu tiện và đại tiện không tự chủ, khiến cho hậu môn mới luôn bị hăm đỏ và suốt ngày phải ngồi bô.

Chị Trần Mai Anh động viên Sơn bên hành lang bệnh viện

Tháng 6/2012, Sơn được phẫu thuật tái tạo lại cấu trúc bàng quang.

Đến tháng 6/2014, Sơn được 4 bác sĩ là bác sĩ Roberto DeCastro, bác sĩ Emilio Merlini, bác sĩ Aurelie Chiappinelli đến từ Ý và bác sĩ Đinh Tuệ đến từ Houston, Mỹ phẫu thuật đóng thành bụng và thành bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ. 


Sau khi phục hồi cấu trúc thành bụng và tái khám cho Sơn vào tháng 6/2016, tháng 11/2016, các bác sĩ tiếp tục thực hiện phẫu thuật bước tiếp theo cho cậu bé là tách đường tiêu hóa giúp cậu dần dần có thể kiểm soát vấn đề vệ sinh cá nhân.

Sơn được bố cõng đi dọc hành lang bệnh viện

“Ngày tận thế đến rồi!”, Sơn la oai oái vào ngày tái khám hơn nửa năm sau cuộc phẫu thuật đáng nhớ cuối năm 2016 khi các bác sĩ khép xương mu, đóng ổ bụng, tách đường phân và đường nước tiểu thành công cho cậu bé.

Bác sĩ Roberto kiểm tra nơi thoát chất thải rắn ở bụng Sơn. Đó là 1 cái lỗ bao quanh chiếc túi đựng chất thải do bố cậu tự chế. Phần tiếp giáp với vết mổ là nửa cái băng vệ sinh phụ nữ cắt đôi, giữa khoét 1 lỗ tròn thông với bao nilon sạch và được giữ cố định bằng sợi dây chun bản to.

Bố Du còn khéo léo làm 2 cái móc sắt 2 bên để giữ miệng cái túi không bị hở.

Dù có như thế nào bố mẹ Sơn cũng không bỏ cuộc, đi khắp nơi cầu cứu chữa khỏi bệnh cho con

“Chứ cứ như đêm hôm Sơn ngủ mơ, ngứa tay cào cào bụng mà nó lệch ra tí nào là sáng ra bố lại lau dọn”, anh Du chia sẻ.

Anh Du nhẹ nhàng tháo cái bọc đó ra, lấy giấy chấm chấm ít dịch vàng tràn khỏi cái lỗ để bác sĩ kiểm tra được sạch sẽ.

Sơn càu nhàu: "Thoát khỏi cái bô thì vớ ngay cái bọc! Ngày ít thì 3 bọc mà nhiều thì 6- 7 bọc!"

Anh Du nghe vậy chỉ cười. Vậy là, Sơn bô xanh đã trải qua khoảng 25 ca mổ lớn nhỏ. Trong đó, có nhiều ca phẫu thuật kéo dài từ sáng tới tối.

Niềm vui của vị bác sĩ sau khi cùng Sơn vượt qua bao nhiêu cuộc phẫu thuật

Năm 2017, Sơn hơn 9 năm, cậu đã thoát ra khỏi được cái bô xanh sau khi các bác sĩ phẫu thuật tách phần tiêu hóa, giúp cậu dần kiểm soát vấn đề vệ sinh cá nhân tốt hơn.

Sơn của năm 11 tuổi  

Từ những ngày đầu gặp bác sĩ nước ngoài, Sơn ước mơ giỏi tiếng Anh. Cậu muốn tự mình kể được với các bác sĩ nước ngoài bệnh tình của mình, tự lắng nghe bác sĩ nói để biết được bệnh có chữa được hay không. Xa hơn chút nữa, Sơn nói về ngày mình dược lành lặn, khỏi bệnh.

Niềm vui của Sơn hoà cùng niềm vui của chị Mai Anh

11 năm trước, một bé trai sinh ra với nửa người dưới từ xương chậu, bàng quang, hậu môn... đều không có và dị dạng rồi bị bệnh viện nơi em sinh ra không cấp cứu coi như em đã chết và trả về nhà.

Sơn của năm 10 tuổi, cậu đã được mặc đồng phục, cắp sách đến trường với cái bảng tên lớp 1 C trường tiểu học Quý Lộc, Thanh Hoá.

Sơn của năm 11 tuổi, đã học lớp 2, cùng lớp với các bạn kém cậu 4 tuổi. Giờ cậu học tiếng Anh rất tốt, học kỳ I vừa qua cậu cũng đạt học sinh giỏi của lớp.  

Anh Du đã không giây phút nào vứt bỏ đứa con của mình, ôm thằng bé dị dạng chỉ còn thoi thóp cầu xin các bác sĩ cứu mạng.

"Vậy là từ nay thằng bé có thể đi học được, không phải kè kè cái bô bên cạnh nữa rồi!", anh Du nở một nụ cười rón rén như sợ niềm vui bị ai lấy mất.

Tú Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan