Giò thủ từ lâu đã được biết đến là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm người Việt, nhất là những dịp tết đến, xuân về. Trong bài viết kỳ này, ban biên tập sẽ chia sẻ đến bạn cách làm giò thủ ngon, giòn chuẩn vị.
Cách làm giò thủ không khó, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được công thức chế biến giò thủ vừa thơm ngon lại giòn giòn đúng vị. Bài viết hôm nay, Gia đình mới sẽ chia sẻ bí kíp này đến bạn, hãy cùng khám phá cách làm giò thủ nhé.
- Tai lợn: Tùy vào số lượng người ăn mà chuẩn bị tai lợn sao cho thích hợp
- Lưỡi lợn
- Chân giò lợn rút xương
- Mộc nhĩ
- Nấm hương
- Hành tím
- Lá chuối dùng để bó giò, dây lạt. Trong trường hợp không có lá chuối, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khuôn làm giò có sẵn hoặc chai nhựa để thay thế
- Các loại gia vị: Muối, mì chính, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
- Bước 1: Làm sạch
Trước hết, bạn lấy lá chuối đem rửa sạch và dùng khăn khô thấm hết nước. Tiếp đến, bóc vỏ hành tím, rửa sạch rồi đập dập và cắt nhỏ. Với mộc nhĩ, đem ngâm nước nóng trong vòng 10 phút sau đó cắt bỏ hoàn toàn chân rồi đem rửa sạch và thái sợi nhỏ.
Nấm hương cũng sơ chế tương tự. Với phần khuôn inox thì rửa sạch rồi phơi khô là được.
- Bước 2: Cách sơ chế, ướp thịt
Một bước cần lưu ý trong cách làm giò thủ chính là phần sơ chế, ướp thịt. Ở bước này, bạn đem tai, lưỡi và chân giò lợn rửa sạch cùng nước muối pha loãng. Sau đó đem luộc sơ qua tất cả. Lưu ý, khi luộc, bạn nên cho 1 muống muối, 1 muỗng giấm để luộc cùng. Cách làm này sẽ giúp thịt đậm đà, loại bỏ được mùi hôi. Khi nước đã sôi tắt bếp rồi vớt thịt ngâm trong 1 bát nước lạnh.
Khi thịt nguội, thái tất cả thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi tẩm ướp hạt nêm, nước mắm, đường, hành tím, hạt tiêu rồi để trong 30 phút.
- Bước 3: Cách làm giò thủ
+ Xào thịt: Cho dầu ăn vào chảo rồi đợi dầu sôi phi thơm hành tím đã băm nhỏ trước đó rồi cho toàn bộ số thịt heo ướp trước đó vào đảo cùng. Nêm nếm thêm sao cho vừa ăn, đảo liên tục để thịt săn, chín đều. Gần xong đem bỏ thêm nấm hương, mộc nhĩ đã thái nhỏ trước đó cho ngấm rồi tắt bếp.
Trong các cách làm giò thủ thông thường nhiều bạn xào thịt quá chín nên khiến giò trở nên khô, cứng và không béo ngậy.
+ Gói giò:
Với cách làm giò thủ thì bước gói giò vô cùng quan trọng, lấy thịt chín đổ lên phần lá chuối đã lau sạch rồi gói lại. Sử dụng lạt cuộn chặt và định hình để cây giò tròn, đẹp mắt.
Tiếp đó, đưa giò vào khuôn inox sau đó nén giò xuống thật chặt như thế giò ăn sẽ dền và bảo quản được lâu. Một lưu ý để lá chuối không giòn, rách chính là hơ lá chuối trên ngọn lửa nhỏ.
Với cách làm giò thủ như trên, giò sẽ có độ béo ngậy vừa phải, giò vừa ăn vừa miệng. Giò thủ phải có vị ngọt đậm đà của thịt lợn, chút giòn giòn của tai heo, hương thơm đặc trưng của nấm và hạt tiêu.
Giò khi thái ra phải có màu hơi hồng hồng của thịt cùng màu trắng của mỡ lợn và màu nâu của nấm.
Xem thêm: