Gãy xương là tình trạng vùng xương bị tổn thương do ngã, va chạm giao thông hay chơi thể thao. Vậy nguyên nhân và cách điều trị khi bị gãy chân là gì? bị gãy chân bao lâu thì khỏi?
Gãy chân là bệnh gì?
Gãy chân là trên các xương chân của người bệnh xuất hiện những vết nứt, gãy do ngã, tai nạn giao thông hay chấn thương khi chơi thể thao.
Để điều trị gãy chân phụ thuộc rất nhiều vào vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng của phần xương bị thương tổn. Một số trường hợp chân gãy nặng thì cần phẫu thuật để tiến hành cấy, ghép các thiết bị hỗ trợ vào xương để duy trì sự liên kết cho xương trong quá trình hồi phục. Ngoài ra, một số trường hợp cũng sử dụng các khuôn đúc bằng bột, nẹp để cố định xương lại.
Gãy chân do nguyên nhân gì?
Gãy chân do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó phải kể đến:
- Ngã: Có rất nhiều người bị gãy chân do ngã. Một cú ngã tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại khiến bạn bị gãy xương ở một thậm chí là hai chân. Một số trường hợp còn bị tổn thương thêm phần xương đùi vô cùng nghiêm trọng.
- Tai nạn giao thông: Hầu hết người bị gãy chân là do tai nạn trong quá trình tham gia giao thông. Việc chân bị va đập mạnh vào phương tiện, va chạm xuống đường khiến phần xương bị tổn thương nặng nề dẫn đến tình trạng gãy, nứt.
- Chấn thương do chơi thể thao: Không chỉ do ngã, tai nạn mà gãy chân có thể do thể thao mà nên. Việc chân duỗi quá mức khi chơi thể thao hoặc chịu sức va đậm với một cú đánh trực tiếp sẽ gây tổn thương lên vần xương chân làm người bệnh bị gãy hay rạn nứt xương.
- Làm việc, vận động quá mức: Hiện tượng này thường xảy ra ở mọi loại xương khác nhau trong đó có xương chân. Loại gãy chân này là do lực tác động lên xương lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc quá mức. Ngoài ra cũng do xương bị yếu, thiếu canxi gây giòn xương...
Theo các chuyên gia để điều trị bệnh gãy chân cần xác định được loại và vị trí của gãy. Một số trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi là có thể chữa khỏi. Các bước chăm sóc và điều trị khi bị gãy chân như sau:
- Sơ cứu:
Khi bị gãy chân, người bệnh sẽ được tiến hành sơ cứu tại chỗ và đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và chụp chiếu. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định loại gãy chân rồi tiến hành nẹp để nắm và giúp các mảnh xương trở lại vị trí thích hợp. Nếu nặng, bác sĩ sẽ nẹp cố định một ngày để chân bớt sưng trước khi tiến hành bó bột.
- Cố định xương bị gãy
Đây là việc làm rất quan trọng giúp hạn chế sự dịch chuyển phần xương bị gãy giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn. Thường người bệnh bị gãy chân sẽ phải sử dụng nạng, gậy để có thể di chuyển trong thời gian từ 6 - 8 tuần tùy vào cơ địa.
- Thuốc giảm đau là phần không thể thiếu
Hầu hết các bác sĩ sẽ tiến hành cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, khám viêm để dùng khi cơn đau quá mạnh.
- Vật lý trị liệu
Trong trường hợp gãy chân quá nặng thì sau khi tháo nẹp, bột, người bệnh sẽ phải thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng bởi sau một thời gian điều trị cơ sẽ yếu đi và khớp cứng lại khiến bạn không thể vận động chân được. Lúc này, các bài tập sẽ giúp cải thiện chức năng di chuyển của người bệnh.
Tùy vào tình trạng tổn thương, cũng như cơ địa và cách điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau mà thời gian khỏi bệnh là khác nhau. Người bệnh bị gãy chân cần:
+ Bổ sung thực phẩm giày canxi có trong: Sữa, canxi, pho mát... Bổ sung canxi và vitamin D cải thiện độ chắc khỏe cho xương. Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
+ Chọn giày thích hợp. Hãy loại bỏ các đôi giàu đã mòn gót hoặc cảm giác mang không đều chân
+ Thay đổi chế độ luyện tập, đa dạng các môn thể thao để có hệ xương khỏe mạnh.
Xem thêm: