ThS.BS Nguyễn Thị Anh Tiên, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cảnh báo những nguy hiểm thường thấy mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải trong quá trình người lớn chăm sóc trẻ.
Mẹ và người chăm sóc bé có thể đổ nhầm rượu, dầu,.. làm nước pha sữa. Hậu quả là các bé phải nhập viện trong tình trạng ngủ gà hoặc khóc thét, người nổi đỏ,
Trẻ sơ sinh thể trạng còn non yếu nên khi uống nhầm rượu lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến gan, phổi (do mùi vị gây sặc, viêm phổi hít).
Do đó, khi cho bé uống nhầm, tốt nhất phụ huynh nên đưa con đến ngay cơ sở y tế, không được tự chữa tại nhà.
Theo quan niệm cũ, nằm than sau sinh có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và mẹ cứng cáp hơn.
Ngày nay, với điều kiện kinh tế khá giả, các gia đình còn có “sáng kiến” cho 2 mẹ con nằm than (thậm chí là cả gia đình) chung trong phòng có điều hòa.
Hậu quả là bé sơ sinh phải nhập bệnh viện nhi đồng, còn mẹ và người chăm sóc cũng phải nhập viện do ngộ độc CO2.
Ngoài ra, nằm than còn gây ra những tác hại khác như bỏng da trẻ, bén lửa gây cháy, bụi than và khí CO2 gây ngạt và viêm phổi.
Đã có nhiều trường hợp em bé sơ sinh nhập viện trong tình trạng tím tái do hít sặc, gây viêm phổi nặng hoặc nguy hiểm hơn là ngưng tim ngưng thở.
Hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh còn yếu, chưa thích nghi với bất cứ gì ngoài sữa mẹ, nên có thể gây ra dị ứng, ngộ độc, tiêu chảy,.. hoặc nôn, hít sặc.
Các mẹ thường có thói quen đeo bao tay và chân cho bé để giữ ấm và để trẻ khỏi cào tay lên mặt, nhưng không để ý rằng những sợi chỉ may bên trong bao tay quấn vào ngón tay gây đau, bầm tím và thậm chí là hoại tử ngón tay nếu không được phát hiện.
Để hạn chế việc này, mẹ chỉ nên đeo bao tay cho bé trong tháng đầu tiên, vì từ tháng thứ 2 về sau, hệ tuần hoàn bé đã dần hoàn thiện, tưới máu chi tốt hơn nên mẹ không còn cảm giác tay bé bị lạnh nữa.
Cắt ngắn móng tay để bé khỏi cào rách mặt. Khi đeo, bố mẹ phải thường xuyên thay bao tay để kiểm tra. Nên dùng bao tay chân bằng vải chất liệu cotton mềm, cắt hết tất cả chỉ thừa và nên lộn mặt trong ra ngoài.