Khi bụng đói là những điều không nên làm vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
9. Uống thuốc
Trừ một số loại thuốc đặc biệt được bác sĩ kê đơn uống trước khi ăn, tất cả những loại thuốc khác đều không nên uống khi bụng đói.Hãy ngưng sử dụng các loại thuốc như aspirin, paracetamol và những loại thuốc chống viêm khác khi bụng rỗng. Nó khiến thuốc trở nên không hiệu quả và còn làm tổn thương cơ thể ví dụ như viêm xuất huyết dạ dày.
Lời khuyên: Hãy luôn uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc NSAIDs. Nếu bắt buộc phải uống thuốc khi bụng đói, hãy dùng sữa thay cho nước.
8. Uống cà phê
Ngay cả cà phê đã khử caffein cũng kích thích quá trình tạo ra acid, có thể gây ra chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác nếu bạn uống khi dạ dày bạn trống rỗng (bụng đói).
Bỏ bữa và chỉ uống cà phê khiến cho cơ thể sẽ bị thiếu hụt serotonin, dẫn đến tình trạng uể oải và thiếu năng lượng. Kể cả những loại đồ uống không có chất caffein cũng sẽ có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng hoặc rối loạn đường tiêu hóa.
Lời khuyên: Nếu bạn không thể bỏ thói quen uống cà phê trước khi ăn vào buổi sáng, hãy thêm sữa hoặc kem vào cà phê. Chất béo trong sữa sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực của cà phê.
7. Uống rượu bia
Khi bụng đói, cơ thể sẽ tạo cơ chế hấp thụ chất cồn nhanh gấp hai lần bình thường.
Hơn nữa, khi đói thì cơ thể bạn mất thêm thời gian để thải các chất độc từ rượu khiến bạn bị nôn nao, ói mửa. Uống rượu khi đói cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến gan, thận và tim.
Lời khuyên: Hãy ăn nhẹ trước khi uống rượu bia. Còn tốt nhất vẫn là chọn những loại đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe hoặc những loại đồ uống có cồn nhẹ dành cho người ăn kiêng.
6. Ăn kẹo cao su
Khi bạn nhai kẹo cao su, dạ dày sẽ tiết ra axit tiêu hóa, và axit này sẽ phá hủy lớp niêm mạc của chiếc dạ dày trống rỗng và có thể gây viêm loét dạ dày.
Lời khuyên: Hãy chọn những loại cao su chứa chất làm ngọt tự nhiên (xylitol, sorbitol) thay vì các loại kẹo cao su có đường, cyclamate hoặc aspartame. Lưu ý, tránh nhai kẹo cao su hơn 10 phút.
5. Đi ngủ
Nếu đi ngủ khi bụng đang đói, các chất glucose sẽ làm bạn khó có thể ngon giấc và thức dậy sớm hơn mong muốn. Thêm nữa, hóc-môn đói được sản sinh ra cũng chính là từ việc thiếu ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng ăn thật nhiều sau một giấc ngủ không đủ giấc.
Lời khuyên: Hãy uống sữa hoặc ăn các thực phẩm làm từ sữa vì chúng chứa magiê và canxi giúp điều hòa giấc ngủ.
4. Tập thể dục quá mạnh
Tập luyện cường độ cao với dạ dày trống rỗng không hề giúp bạn giảm béo mà còn khiến bạn bị tổn thương cơ bắp và cường độ tập luyện sẽ giảm do cơ thể thiếu năng lượng.
Lời khuyên: Hãy thay các bài tập vận động mạnh bằng aerobic nhẹ nhàng hoặc đi bộ. Nếu có các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên ăn nhẹ trước khi tập thể dục bởi những hoạt động mạnh có thể kích thích việc tiết ra dịch vị dạ dày gây hại cho dạ dày rỗng.
3. Đi mua sắm
Khi đi mua sắm lúc đói, bạn sẽ bị "mê hoặc" bởi các cửa hàng thực phẩm và sẽ mua sắm vô tội vạ kể cả những thứ không phải đồ ăn.
Các chuyên gia nghiên cứu đã nói rằng khi đói, não sẽ chỉ gửi tín hiệu "muốn ăn" để thúc giục cơ thể tìm thực phẩm giải quyết vấn đề, khiến bạn lãng quên vào trọng tâm và mua những món đồ thực sự không cần thiết.Lời khuyên: Hãy lên danh sách những món đồ bạn thực sự cần mua hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Một mẹo nhỏ nữa là khi mua sắm nên dùng tiền mặt hơn là dùng thẻ tín dụng để không bị tiêu quá đà.
2. Uống nước cam quýt
Các acid và chất xơ cứng trong các trái cây cam quýt sẽ kích thích dạ dày rỗng của bạn. Uống nước cam quýt khi đói còn đặc biệt nguy hiểm với những người bị viêm dạ dày hoặc đang có nguy cơ mắc căn bệnh này.
Lời khuyên: Hãy pha loãng thức uống của bạn bằng nước khoáng.