Theo quan niệm dân gian, ngày rằm tháng Giêng người Việt thường kiêng kỵ một số điều để tránh vận hạn trong năm mới.
1. Kiêng làm vỡ đồ đạc
Ngày rằm tháng Giêng người xưa có quan niệm kiêng làm vỡ, hỏng đồ đạc vì điều này đồng nghĩa với việc năm mới tài phúc hao tổn, không được may mắn.
Cũng như ngày đầu năm mới, vào ngày rằm tháng Giêng nhiều người kiêng cho vay mượn để tránh mất lộc khí.
Dân gian cho rằng sát sinh trong ngày rằm tháng Giêng sẽ làm tài vận suy giảm, không may mắn.
Kiêng kỵ rằm tháng Giêng
Ngày rằm được coi là ngày âm khí mạnh nhất, vì thế nhiều người kiêng kỵ ra ngoài sau 10 giờ đêm để tránh nguy hiểm.
Trong ngày này nhiều người quan niệm nên kiêng để trẻ con khóc hay gia đình cãi cọ, vì đó là dấu hiệu không may mắn, dễ xảy ra các việc không mong muốn.
Người xưa thường nói "Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" cho thấy tầm quan trọng của ngày rằm đầu năm mới.
Vào rằm tháng Giêng mọi người cũng kiêng nói điềm gở, nói tục, thận trọng trong lời ăn tiếng nói để tránh gặp chuyện thị phi.
Nhà hết gạo, hết lửa trong ngày rằm tháng Giêng được cho là không tốt, chẳng khác nào nhà đói kém, thiếu may mắn.
Rằm tháng Giêng nhiều người kiêng đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện vì cho là dễ bị vận xui đeo bám.
Cũng như việc kiêng hết gạo lửa trong ngày rằm đầu tiên của năm, mặc quần áo rách được cho là dấu hiệu của nghèo khổ, không may mắn.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Việc thực hiện kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng tùy thuộc vào quan niệm của từng người, từng gia đình.