Đây là giai đoạn em bé đã di chuyển xuống gần đáy tử cung và báo hiệu mẹ bầu đã gần bắt đầu đến giai đoạn chuyển dạ.
Đầu của em bé lúc này di chuyển xuống khung xương chậu sâu hơn. Dấu hiệu này thường xảy ra 2 tuần trước khi mẹ bầu bắt đầu chuyển dạ.
Sa bụng dưới là dấu hiệu em bé đã di chuyển xuống gần cổ tử cung
Hiện tượng bị chuột rút và đau lưng sẽ xảy ra liên tục và trầm trọng hơn, những cơn đau ở vùng lưng dưới kéo dài âm ỉ chính là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh ở tuần 38.
Đau lưng có thể kèm theo các cơn co thắt ở các vị trí khác trên cơ thể như đau khớp háng cũng là những báo hiệu cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Đau lưng, chuột rút thường xuyên ở tuần 38 là dấu hiệu mẹ bầu sắp vượt cạn
Vùng chậu của mẹ bầu lúc này xuất hiện các cơn đau dày đặc và áp lực lớn của bé tác động làm cho cảm giác muốn đi cầu nhiều hơn.
Một số phụ nữ cho biết khi gần đến ngày sinh, họ bị tiêu chảy hoặc đi ra phân lỏng trong một vài ngày trước khi chuyển dạ.
Áp lực lớn của em bé khiến mẹ bị tiêu chảy và thậm chí đi ra phân lỏng
Vỡ ối có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận thấy rằng thiên thần nhỏ đã bắt đầu muốn ra khỏi cơ thể mẹ.
Nước ối vỡ ra, chảy nhỏ giọt và chầm chậm. Nước ối phải không màu, không mùi đôi khi bị nhầm lẫn với nước tiểu, nên các mẹ bầu hãy chú ý nhé!
Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất thiên thần nhỏ chuẩn bị chào đời
Áp lực lớn từ em bé khi đã di chuyển xuống gần tử cung khiến dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn, dịch nhầy chảy ra nhiều chứng tỏ quá trình chuyển dạ sắp đến gần.
Chất nhầy màu hồng, cảm giác hơi dính như thạch chứa một lượng máu nhỏ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy dịch nhầy có màu đỏ tươi và tiết ra rất nhiều thì đó là dấu hiệu bất thường và hãy liên hệ gặp bác sĩ ngay lập tức.
Đối với một số mẹ bầu dịch nhầy không được tiết ra mãi cho đến khi quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ cảm nhận được dịch nhầy tiết ra trước khi bắt đầu chuyển dạ.
Dịch nhầy cổ tử cung màu hồng, hơi dính và tiết ra nhiều hơn
Các cơn co thắt tử cung sẽ có xu hướng trở nên dày hơn, mạnh hơn và thường xuyên hơn khi quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu. Các cơ bắt đầu thắt lại, sau đó giãn ra và cơn đau sẽ tăng lên.
Nếu mẹ bầu đặt tay lên bụng sẽ cảm nhận được bụng cứng hơn và khi cơn đau giảm thì sẽ cảm thấy độ cứng dịu bớt đi.
Hãy đến bệnh viện ngay lập tức hoặc liên hệ ý tá nếu cơn có thắt diễn ra đều đặn và:
Những cơn co thắt tử cung trở nên dày hơn và đau hơn
Cổ tử cung giãn nở là dấu hiệu cho thấy rõ rằng cơn chuyển dạ đã đến rất gần.
Sự giãn nở này có thể xảy ra vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước khi bắt đầu quá trình chuyển dạ. Tử cung 'giãn nở hoàn toàn' có nghĩa là cổ tử cung đã giãn ra và rộng thêm khoảng 10cm và thiên thần nhỏ đã chuẩn bị ra khỏi cơ thể mẹ.
Tử cung giãn nở hoàn toàn là lúc em bé sắp chào đời
Khi sắp sinh, các khớp xương lúc này sẽ trở nên mềm hơn, đặc biệt là khớp háng và vùng xương chậu.
Các khớp xương trở nên linh hoạt để hỗ trợ xương chậu mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và đón em bé ra đời.
Các khớp xương lúc này trở nên linh hoạt để hỗ trợ cho quá trình vượt cạn sắp tới của mẹ bầu
Cơ thể của mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn vào những ngày cuối thai kỳ, cảm thấy di chuyển cực kỳ khó khăn.
Nguyên nhân là do em bé đã di chuyển sâu xuống vùng bụng hay còn gọi là hiện tượng 'sa bụng dưới', khiến mẹ bầu cảm thấy cực kỳ nặng nề và mệt mỏi.
Hiện tượng 'sa bụng dưới' khiến mẹ trở nên mệt mỏi hơn
Xem thêm
Nhà thuốc An Khang đã cung cấp cho bạn 9 dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp vượt cạn để đón em bé của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần thêm bất kỳ thông tin nào thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Nguồn: Parents, NHS, MedicineNet, Pregnancybirthbaby.