Các chuyên gia chia sẻ việc nghĩ nhiều có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh tâm thần, mất ngủ, chán ăn, hoặc gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc,..
Theo một nghiên cứu từ trường Đại học Michigan, có đến 73% người trưởng thành từ tuổi 25 - 35 và 52% từ độ tuổi 45 - 55 suy nghĩ quá nhiều và nó gây ra nhiều hệ lụy không ngờ cho sức khỏe.
I. Suy nghĩ quá nhiều là gì?
Suy nghĩ nhiều không phải là một bệnh mà nó xảy ra khi bạn nghĩ hoặc lo lắng thái quá về một điều gì đó.
Điều này có thể gây cản trở chất lượng cuộc sống của bạn và những người xung quanh và một số vấn đề về sức khỏe như do sợ hãi, chấn thương, lo lắng, ám ảnh... có thể khiến bạn mắc chứng nghĩ nhiều.
Một nghiên cứu năm 2013 được đăng trên tạp chí Tâm lý học cho biết nghĩ nhiều về những thiếu sót, sai lầm hoặc những vấn đề khó khăn trong cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.
Suy nghĩ thái quá có thể là một vòng luẩn quẩn và khó để thoát ra. Nó cũng có thể phá hủy sức khỏe tâm thần của chúng ta và thường xuyên gây đau đầu, mệt mỏi, đờ đẫn, khó tập trung vào công việc.
Các nhà khoa học cho rằng những người suy nghĩ nhiều thường có suy nghĩ rằng mình tự giải quyết vấn đề một cách trơn tru được. Nhưng trong thực tế không phải như vậy mà họ thậm chí còn làm cho mọi việc rắc rối hơn.
Ngay cả những quyết định đơn giản như mặc gì để đi phỏng vấn, hay đi đâu vào ngày nghỉ, ăn gì vào cuối tuần cũng gây khó khăn cho những người thường xuyên nghĩ nhiều.
Những người thường xuyên suy nghĩ quá nhiều thường bị mất ngủ.
Lý do là vì não của họ lúc não cũng như "thức" và ít khi có cảm giác buồn ngủ. Có những người cứ lên giường đi ngủ là nghĩ đủ thứ chuyện đã qua rồi tự trách mình giá như thế này, giá như thế kia, tại sao lại như vậy...
Và thế là họ mất ngủ.
Nhưng việc ngủ bù sau đó cũng không ích gì vì những suy nghĩ linh tinh khiến giấc ngủ bị phá vỡ. Dần dần, thói quen xấu đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn.
Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn có nhiều sự lựa chọn trong đầu và rất khó để chọn cái nào là tốt nhất.
Theo giám đốc Trung tâm Yale Stress, Rajita Sinha, Mỹ: "Bạn có thể bị bế tắc trong nhiều ý nghĩ như hậu quả, lo lắng về kết quả xảy ra và nó khiến bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hành động một điều gì đó."
Nếu bạn không thử, bạn không thất bại, bạn cũng không có thành công nào cả. Và việc suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn đưa ra quyết định sai.
Một cuộc nghiên cứu tại Vương Quốc Anh đã phát hiện ra rằng một số phần trong não và quá trình nhận thức thường "tĩnh" và từ đó bạn có khả năng sáng tạo.
Tuy nhiên, khi suy nghĩ quá nhiều, nó có thể khiến cái đầu của bạn bị "động" và không còn khả năng đưa ra ý kiến cũng như những giải pháp tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, một cuộc nghiên cứu khác từ Stanford đã cho những người tham gia đi chụp cộng hưởng từ (MRIs). Họ đã được yêu cầu vẽ rất nhiều hình ảnh khác nhau, một vài hình ảnh rất dễ, một số khác rất khó để minh họa.
Kết quả cho thấy, hình ảnh càng khó minh họa, người tham gia càng khó nghĩ và dẫn đến việc không thể sáng tạo cho đường vẽ của mình.
Nói tóm lại, càng suy nghĩ phức tạp, chúng ta càng khó sáng tạo.
Khi bạn suy nghĩ nhiều, não cần nhiều năng lượng hơn và bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Bạn sẽ luôn có cảm giác mất hết sức lực vì dồn hết năng lượng cho cái đầu của mình.
Các chuyên gia cho rằng, khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh cortisol và dần dần sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi mãn tính.
Việc suy nghĩ linh tinh giống như việc bạn lái xe nhưng không đúng làn đường vậy. Não của bạn cũng sẽ mất năng lượng vì những điều không đâu.
Một số người sẽ gặp tình trạng chán ăn, còn số khác lại ăn quá nhiều dẫn đến béo phì khi nghĩ nhiều quá.
Các chuyên gia trường Đạii học Harvard gọi đó là "nỗi lo ăn uống" và đó là do hormone cortisol ảnh hưởng đến thái độ ăn uống của bạn.
Chán ăn sẽ dẫn đến suy nhược, còn thèm ăn có thể dẫn đến béo phì. Và đó là hệ lụy khôn lường bạn có thể mắc phải khi luôn nghĩ quá nhiều.
III. Làm sao để không suy nghĩ quá nhiều?
Nhận thức được thời gian mình hay suy nghĩ nhất là bước đầu tiên để giải quyết hậu quả vấn đề xảy ra.
Các nhà khoa học cho rằng, bạn có thể chú ý vào cách bạn nghĩ, chú ý khi nào bạn nhớ hay lo lắng về những điều bạn không thể giải quyết được.
Một số người thường suy nghĩ trước khi đi ngủ, có người lại hay nghĩ khi đang làm việc nhà, khi đang làm việc, hay thậm chí nghĩ khi đi trên đường...
Sau khi biết được thời gian nào bạn hay suy nghĩ nhất, bạn nên nhận ra những nguy cơ có thể gặp phải khi suy nghĩ quá nhiều.
Như chúng ta đã thấy, việc suy nghĩ nhiều gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe và nhận thức rõ được những nguy cơ chính là bước thứ hai chúng ta cần làm.
3. Nên tập trung giải quyết những vấn đề tích cực
Có điều lạ là chúng ta thường suy nghĩ về những điều không thể thay đổi được, những chuyện buồn, hay những sai lầm đã qua. Tất cả đều mang cho ta cảm giác tiêu cực.
Các nhà khoa học cho rằng thay vì hỏi câu "tại sao điều đó lại xảy ra", chúng ta nên hỏi "mình nên làm gì với nó?".
Nếu đã nhận ra những nguy cơ vì thói quen suy nghĩ nhiều, bạn nên lập ra một thời gian biểu cụ thể.
Ví dụ, bạn có thể lập ra 20 phút trong ngày để suy nghĩ. Trong thời gian này, hãy để bản thân suy nghĩ, trầm ngâm, hồi tưởng bất kỳ điều gì bạn muốn. Khi đã qua thời gian này, bạn không nên nghĩ về nó nữa.
Thật khó để làm lại điều đã xảy ra vào ngày hôm qua và lo lắng về việc ngày mai sẽ như thế nào. Bạn chỉ nên suy nghĩ, hành động cho cuộc hiện tại mà thôi.
Nếu học cách suy nghĩ đơn giản như vậy, dần dần sẽ giúp bạn giảm được thói quen nghĩ quá nhiều.
Càng có thời gian rảnh rỗi, bạn càng có thói quen nghĩ nhiều và kết quả là đau đầu, mệt mỏi.
Vì vậy, bạn nên để cho mình bận rộn với những kế hoạch công việc, tập thể dục nâng cao sức khỏe, đi thăm họ hàng, bạn bè hay thậm chí đan lát, thêu thùa, viết lách...
(Theo Inc/Huffingpost/Forbes)