Dưới đây là 9 suy nghĩ khiến bạn tự giới hạn bản thân và ngăn bạn thành công.
Tôi không có thời gian
Có thể đây là một câu tường thuật, nhưng nếu bạn cứ lặp đi lặp lại điều này, nó sẽ trở thành một niềm tin rằng bạn không bao giờ sắp xếp được thời gian để làm điều mình muốn.
Ôm suy nghĩ này sẽ khiến bạn mắc kẹt và không thể thành công.
Nathan Palmer, một giảng viên và nhà xã hội học ở ĐH Georgia Southern của Mỹ từng nói: "Thời gian là thứ do xã hội tạo ra". Có nghĩa là, thời gian không thực sự tồn tại, nó chỉ là một khái niệm, quy tắc để cả xã hội tuân theo.
Điều này có thể lý giải vì sao mỗi người đều có 24 giờ một ngày, nhưng có người đạt nhiều thành tựu hơn người khác.
Hãy lập một bảng biểu để xem cách bạn đang sử dụng thời gian trong ngày một cách trung thực.
Bạn sẽ thấy những việc khiến bạn mắc kẹt và không có thời gian cho việc khác. Có thể bạn mất thời gian bởi bạn đang làm những nhiệm vụ đơn giản, lặp đi lặp lại mỗi ngày trước, hoặc đặt nhu cầu của mọi người lên trước của chính mình.
Một chút thay đổi trong hành động sẽ giúp bạn nhận ra mình luôn có đủ thời gian, chỉ là bạn lựa chọn sử dụng sũy thời gian ấy như thế nào mà thôi.
Tôi không thể
Đây là một trong những suy nghĩ khiến bạn nhụt chí nhất, vì nó khiến bạn tin rằng mình không thể làm việc gì đó. Suy nghĩ ấy như một sợi dây trói chặt tay bạn ra sau lưng.
Càng thường xuyên lặp lại câu nói này, bạn sẽ càng tin vào nó. Tiềm thức của bạn luôn lắng nghe những gì bạn nói và suy nghĩ.
Ngay cả khi bạn chỉ dùng cụm từ này để lấy cớ không phải làm gì cho ai đó, hãy tìm cách nói khác, chẳng hạn: "Tôi không thể giúp bạn ngay bây giờ".
Chẳng có gì là "Tôi không thể" vì bạn luôn có sự lựa chọn. Bạn có thể làm bất kỳ điều gì đặt ra trong đầu, cho dù bạn chưa có kỹ năng thì bạn hoàn toàn có thể học.
Nếu thực sự tin rằng ở thời điểm hiện tại bạn không làm được, thì hãy nói "Tôi chưa thể" thay vì "Tôi không thể".
Bất cứ khi nào suy nghĩ "Tôi không thể" xuất hiện trong đầu bạn, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn luôn có sự lựa chọn/
Tôi không thể bởi vì tôi (không phải) là...
Thêm một lý do đằng sau "Tôi không thể" khiến sự giới hạn càng tăng thêm, nhất là khi lý do ấy bằng đầu bằng "vì tôi (không phải) là..."
Ví dụ một người thường xuyên nói "Tôi không phải là người sáng tạo" do niềm tin đó đã gắn với anh ta từ nhỏ. Suy nghĩ này sẽ khiến anh ta không bao giờ dám thử những công việc đòi hỏi sự sáng tạo.
Anh ta lấy lý do "Tôi không phải người sáng tạo" để biện giải cho bản thân. Cho đến khi anh ta bắt đầu kinh doanh và nhận ra rằng niềm tin đó đã hạn chế chính anh ta như thế nào, vì làm kinh doanh đòi hỏi phải sáng tạo.
Những niềm tin về bản thân khiến bạn nghĩ mình là ai hoặc không phải là ai. Ví dụ "Tôi không thể đi tạo quan hệ vì tôi là người không giỏi giao tiếp".
Bạn có biết câu nói này đã ngăn cản bạn thành công đến nhường nào không?
Hãy bắt đầu thay đổi từ cách miêu tả chính mình. Ví dụ "Tôi đang học cách tạo quan hệ vì tôi hay gặp người mới". Hãy có những hành động đi kèm để tăng cường niềm tin của chính mình.
Tôi không đủ giỏi
Chúng ta luôn đủ giỏi, đó là lý do vì sao chúng ta tồn tại ở đây, lúc này. Chúng ta đủ giỏi tùy mỗi cá nhân, tình huống và cơ hội đến với chúng ta. Có những thời điểm trong đời, khi cuộc sống bất ổn, chúng ta cho rằng mình không đủ giỏi.
Con người thường tự sinh ra cơ chế để bảo vệ mình từ những trải nghiệm và niềm tin. Khi chúng ta sắp làm việc nào đó thử thách khả năng của mình, chúng ta sẽ nghe thấy nội tâm cảnh báo, khuyên chúng ta không nên làm hoặc không thể làm. Điều đó khiến chúng ta bỏ lỡ những cơ hội để đạt được điều mình muốn.
Bạn có thể thay đổi điều này bằng cách thỏa thuận với nội tâm của mình. Nghe thật ngớ ngẩn nhưng sẽ rất hiệu quả đấy. Nếu bạn cứ cố tình lờ đi những tiếng nói của nội tâm, nó sẽ càng dai dẳng không dứt.
Hãy để nó biết rằng bạn vẫn ổn và sẽ thử. Khi đã thử đi thử lại, bạn sẽ bắt đầu tin tưởng mình hơn và thấy rằng mình đủ tốt như thế nào.
Tôi sẽ bị đánh giá
Chúng ta thường không dám thử điều mới vì sợ người khác đánh giá và thấy sự thiếu sót của mình. Chúng ta thường để tâm đến những nỗi sợ của mình, mà càng để tâm đến nó thì chúng ta càng thấy những người phán xét mình.
Bạn không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm nhận của người khác. Nhưng phần lớn thời gian, họ cũng không nghĩ gì về bạn cả đâu. Họ còn bận quan tâm về chính mình, cũng như bạn vậy.
Nếu cảm thấy mình bị người khác phát xét, hãy coi đó là dịp nhìn nhận lại chính mình, xem xét và tự đánh giá chính mình.
Khi cảm thấy sợ hãi vì bị đánh giá, hãy tự hỏi bản thân: "Mình đánh giá chính mình ở mức độ nào?" Cho dù kết quả có ra sao, việc bạn dám đối mặt và dám thử đã chứng tỏ bản lĩnh của bạn, và điều đó xứng đáng được công nhận.
Tôi không giỏi như họ
Suy nghĩ này đến từ sự so sánh, khi chúng ta so sánh với người khác, nó có thể khiến chúng ta không tiến bộ được.
Lối suy nghĩ này ngày càng phổ biến với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Nó khiến chúng ta hao tốn năng lượng và cảm thấy mình chẳng có gì cả.
Nếu bạn phát hiện mình đang tự so sánh với người khác và có cảm giác ghen tị, tự ti, khó chịu, hãy nhắc nhở bản thân rằng mỗi chúng ta là một cá thể khác biệt, mỗi người có những thế mạnh và tài năng khác nhau.
Mỗi người chúng ta cũng cần phát triển những khả năng khác nhau. Không ai có thể giỏi tất cả mọi việc, đó cũng là lý do vì sao chúng ta có thể dễ dàng khen ngợi mỗi người theo những cách khác nhau.
Không có giỏi hơn hay kém hơn, chỉ có khác biệt mà thôi. Họ làm khác bạn không có nghĩa là bạn kém hơn họ, điều đó chỉ có nghĩa là bạn đặc biệt, và đó là điều tuyệt vời.
Tôi thất bại rồi
Nếu liên tục nói bản thân đã thất bại, cuối cùng bạn sẽ chẳng dám thử điều gì nữa.
Tin rằng mình thất bại là suy nghĩ khiến bạn mất động lực, vì nó gần với niềm tin rằng bạn là một sự thất bại, và bạn sẽ không dám làm gì để khiến bạn có cảm giác tương tự trong tương lai.
Hãy nhớ rằng bạn càng lặp lại câu nói này nhiều lần, bạn sẽ càng tin vào nó. Do vậy hãy bỏ ngay nó khỏi từ điển của bạn.
Khi kết quả không như bạn muốn, không có nghĩa là bạn thất bại. "Không có sự thất bại, chỉ có những bài học". Những bài học đó sẽ giúp bạn thay đổi để lần sau đạt kết quả tốt hơn. Mỗi trải nghiệm đều là cơ hội để học hỏi và phát triển.
Do đó , thay vì nói tôi đã thất bại, hãy coi đó là bài học. Hãy tự hỏi mình đã học được gì và dùng những bài học đó để hỗ trợ cho tương lai như thế nào.
Tôi là kẻ ngốc
Nếu bạn thường nói chính mình là kẻ ngốc, hãy bỏ ngay lập tức.
Có thể bạn dùng câu nói này để đùa mỗi khi mắc lỗi. Tuy nhiên, cho dù bạn chỉ nói đùa thì tiềm thức của bạn vẫn luôn lắng nghe và phản ứng lại.
Nếu mắc sai lầm nghĩa là kẻ ngốc, thì bạn sẽ không còn dám làm những việc mà bạn có thể sẽ mắc sai lầm. Và bạn chỉ dám ở trong vùng an toàn của mình, trong khi bạn cần phải bước ra khỏi đó.
Thất bại là mẹ thành công. Mỗi lần sai là một lần bạn gần hơn với mục tiêu.
Do đó, hãy bỏ ngay câu nói này khỏi từ điển và chỉ nhắc nhở mình rằng, mỗi khi mắc sai lầm tức là bạn đang đến gần hơn thành công rồi đó.
Tôi không bao giờ làm được điều này
Khi chúng ta sử dụng những từ ngữ suy rộng như "luôn luôn", "mọi thứ", "không bao giờ", chúng ta đã phủ định 100% khả năng ngược lại.
Nếu bạn nói mình không bao giờ làm được điều gì, bạn sẽ cố tránh né nó bằng mọi giá vì tin rằng mình không thể.
Hãy thay cách nghĩ này bằng "Tôi vẫn chưa làm điều này thành công". Sau đó, lên kế hoạch từng bước nhỏ để cho thấy bạn có thể làm được. Bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển năng lực và khai phá tiềm năng của chính mình hơn với lối suy nghĩ mới.
(Theo Life Hack)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 9 suy nghĩ sai lầm ngăn bạn thành công tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].