Sắn dây là thức uống giải nhiệt cực tốt vào mùa hè nhưng nhiều người lại dựa vào tính mát của sắn dây mà lạm dụng nó khiến phản tác dụng, mất hết dinh dưỡng của sắn dây. Dưới đây là 6 sai lầm khi uống sắn dây mà rất nhiều người đang mắc phải.
Sắn dây có tính hàn có tác dụng giải nhiệt cực tốt vào mùa hè. Nhưng bạn cũng biết cái gì nhiều quá cũng không tốt, kể cả sắn dây cũng vậy. Uống nhiều sắn dây quá sẽ dẫn tới cơ thể bị lạnh bụng, đau bụng quằn quại, tiểu lỏng...
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, người khỏe mạnh, sức khỏe tốt không nên uống quá một cốc sắn dây mỗi ngày. Người có thể hàn, hay bị lạnh bụng, đau bụng thì chỉ nên uống sắn dây 2 - 3 lần/tuần
Khi uống sắn dây nhiều người có thói quen pha thêm một chút đường cho dễ uống nhưng không nên pha quá nhiều đường vì sẽ khiến lượng đường vào cơ thể quá nhiều, gây hại cho sức khỏe.
Tốt hơn hết bạn chỉ nên pha một ít đường cho nước sắn dây được thanh mát. Nếu dùng sắn dây để giải rượu thì nên pha thêm chút muối để bù điện giải.
Phụ nữ đang mang bầu lại rất kị sắn dây, vì nó có tể gây mệt mỏi, tụt huyết áp khi cơ thể đang bị lạnh và đói. Ngoài ra, thai phụ có dấu hiệu động thai, dạ con co bóp nhiều cũng không nên uống bột sắn dây.
Một trong những sai lầm khi uống sắn dây là dùng sắn dây ướp với hoa bưởi. Tuy nhiều nơi ướp hoa bưởi vào sắn dây cho thơm nhưng thói quen này lại làm giảm đi dược tính của sắn dây một cách đáng kể.
Nhiều mẹ thấy trời oi bức nên quấy bột sắn dây với nước thành hỗn hợp sệt cho trẻ ăn thay cháo/ bột. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển thể chất (cân nặng, chiều cao).
Hơn nữa, trẻ em không nên uống sắn dây sống vì thực phẩm này tính hàn, bụng dạ, hệ tiêu hóa trẻ lại chưa hoàn thiện, uống vào dễ bị lạnh, gây đau bụng.
Sắn dây rất tốt, nhất là công dụng giải nhiết cơ thể nhưng nó lại có tính hàn, không phù hợp cho người đang bị lạnh, mệt mỏi, bị tụt huyết áp vì sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.