Để con thành công trong tương lai, ngoài những kỹ năng cứng thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Vậy cha mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng gì để giúp con trang bị cho tương lai?
Vấn đề hàng đầu mà con sẽ phải đối mặt khi còn trẻ chính là sự xao nhãng.
"Tuổi trẻ dễ bị xao nhãng, khiến con không đạt được những điều mình mong muốn. Con không có đủ sự tập trung và có quá nhiều nghề nghiệp tương lai khiến con không biết phải lựa chọn gì."
Do đó người trẻ cần có sự tập trung nhất định để tập trung đạt mục tiêu mình muốn, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
Một số bài tập tăng sự tập trung mà bạn có thể thử với con là các trò chơi như giải ô chữ hay Uno.
Sự tự nhận thức là những thông tin bạn cần thiết phải hiểu về bản thân, như sở thích, sở ghét, sở trường,... Việc này nghe tưởng rằng dễ dàng nhưng không hề dễ.
Crystal Lim-Lange và Dr. Greg Lim-Lange, tác giả cuốn sách kỹ năng sống Deep Human cho biết, trong một buổi hội thảo với các sinh viên đại học ở Singapore, họ nhận thấy phần lớn các sinh viên không xác định được mình tò mò và hứng thú giải quyết vấn đề nào trên thế giới.
Điều này chủ yếu là do các bạn trẻ không hiểu điểm mạnh, sở thích, hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của mình, dẫn đến không biết lựa chọn trong cuộc sống.
Để xây dựng khả năng tự nhận thức cho con, hãy để con tham gia nhiều hoạt động mới, khuyến khích con thử những điều mới mẻ. Có thể là từ lớp học bơi cho đến lớp học kịch.
Cảm thông là cách một người kết nối sâu sắc với người khác mà không sợ bị đánh giá. Dù đang ở trong xã hội ngày càng tự động hóa cao, con người vẫn cần tương tác và giao lưu với nhau. Vì lẽ đó, robot không thể thay thế được con người.
Cha mẹ có thể nuôi dưỡng sự cảm thông cho con bằng cách tạo một môi trường an toàn cho con nói chuyện với cha mẹ về mọi vấn đề và không sợ hãi khi phải đối mặt với những cảm xúc khó khăn.
Nghiên cứu cho thấy 47% thời gian bộ não chúng ta thường dùng để tập trung vào những việc từng xảy ra trong quá khứ hoặc rong ruổi về những sự kiện sắp xảy ra trong tương lai.
Việc đó không chỉ khiến bạn không thể tận hưởng hiện tại mà còn không hiệu quả. Để tối ưu hóa bộ não, từ nhỏ, trẻ cần học cách kiểm soát sự tâm trung để chú tâm vào những điều đang xảy ra ngay lúc này, ngay tại đây.
Chánh niệm (mindfulness) là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Nó giúp con tập trung, tăng năng suất khi làm việc và học tập, cải thiện các mối quan hệ với mọi người, vì người khác sẽ cảm thấy họ đang được quan tâm, lắng nghe.
Bên cạnh đó nó cũng có ích cho sức khỏe tinh thần vì giúp điều hòa cảm xúc của con người.
Để luyện cho trẻ chánh niệm, cha mẹ có thể thử cho trẻ tập các bài thiền nhẹ nhàng.
Nhận biết cảm xúc là khả năng nhận biết các cảm xúc từ đơn giản như vui, buồn, tức giận, đến phức tạp như tình yêu, thất vọng.
Theo quan sát của hai tác giả Crystal và Greg tại buổi hội thảo của họ ở Singapore, thế hệ trẻ thiếu khả năng nhận biết cảm xúc.
Khi được hỏi đang cảm thấy thế nào, các sinh viên chủ yếu trả lời là bình thường, không có gì hoặc buồn ngủ.
Không nhận thức được cảm xúc của bản thân khiến bạn khó lòng kết nối với người khác. Ở nơi làm việc, khả năng nhận biết cảm xúc sẽ giúp bạn kết nối sâu sắc hơn với đồng nghiệp và khách hàng. Đây là kỹ năng mềm cực quan trọng.
Bạn có thể phát triển khả năng nhận biết cảm xúc cho con bằng cách để con tự do thể hiện chính mình, chia sẻ cùng con những cảm xúc khó khăn mà bạn gặp trong ngày.
Sáng tạo luôn là kỹ năng cần thiết cho tương lai. Theo Linkedin Learning, sáng tạo là kỹ năng cần thiết thứ 2 ở nơi làm việc chỉ sau điện toán đám mây.
Trong thời đại tự động hóa, các công việc không cần nhiều sáng tạo có thể thực hiện bởi máy móc. Do đó con người phải làm việc cần sự sáng tạo.
Ví dụ công ty phần mềm đã có máy tính có thể tự động lập trình, nhưng họ cần một người để cho ra đời các phần mềm mới sửa những vấn đề cũ.
Cha mẹ có thể nuôi dưỡng sự sáng tạo cho con bằng các dự án nhỏ để con tự nghĩ ra các giải pháp. Nên khuyến khích trẻ tự lên ý tưởng mới để giải quyết vấn đề.
Trên hết, cha mẹ cần tự thực hành những điều trên, vì bạn là tấm gương lớn nhất cho con.
(Theo The Asian Parent)