Cha mẹ nào cũng đều yêu thương và mong những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Tuy nhiên, những các dạy dỗ không đúng cách có thể khiến con càng lớn càng hư hỏng.
Nhà văn vĩ đại người Anh, Roald Dahl, người nổi danh cùng những tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi từng nói: “Trẻ có thể hư, nhưng không phải lỗi của các bé mà chính do lỗi của bạn, chính cha mẹ chúng ta”. Ông cho rằng, một đứa trẻ hư hỏng, hỗn hào phần lớn lỗi thuộc về cha mẹ.
Những tháng năm đầu đời, người thầy của con chính là cha mẹ, trường học của con chính là gia đình. Trẻ học được mọi điều qua cách ứng xử, lối sống của người lớn. Bởi thế, sự dạy dỗ con cái trong những năm đầu đời có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tích cách và hành vi của trẻ về sau.
Ngày trước thường có câu: ''Con hư tại mẹ'', ý chỉ là con cái chịu ảnh hưởng của người mẹ nhiều nhất. Thường thì bố ra ngoài kiếm tiền, làm trụ cột kinh tế gánh vác cả gia đình, còn mẹ là người chăm sóc cho con, trực tiếp dưỡng dục con mỗi ngày.
Sức khỏe và tâm hồn thiện lương của con là nhờ vào công lao dạy dỗ của mẹ như nhà văn Napoléon đã từng nói rằng “Tương lai của con là công trình của mẹ”.
Tuy nhiên, câu này có thể đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ bên cạnh mẹ, trẻ còn học những gì mà ông bà hay người cha thể hiện mỗi ngày. Việc dạy một đứa trẻ nên người là trách nhiệm của cha mẹ, ông bà, của mọi thành viên trong một gia đình.
Có rất nhiều cách phản ứng của cha mẹ với con khi con phạm phải sai lầm. Thay vì động viên và khuyến khích, thường thì cha mẹ vẫn chọn cách la mắng con trước tiên. Tuy nhiên việc cha mẹ thường xuyên la con chỉ khiến con sợ nhưng không phục.
Còn chưa kể, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng dần rạn nứt, lâu dần trẻ sẽ thấy quá quen với việc nghe mắng chửi, theo kiểu nghe tài này ra tai kia, hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Hơn hết, khi đứa bé lớn lên, trẻ có thể học theo thói này để giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp,…
Ngày nay có nhiều bậc phụ huynh dạy con theo cách rất lạ. Cứ nghĩ chúng còn bé, đang học nói, hay ''trẻ con biết gì'' nên mặc cho con nói chuyện thiếu lễ phép với người lớn.
Thay vì dạy con cách xưng – hô có phép tắc, cha mẹ lại nói: “Nó còn nhỏ, có biết gì đâu, lớn lên rồi dạy cũng có muộn đâu”. Nếu cứ như vậy bảo sao lớn lên con không hỗn láo, xấc xược, hống hách không coi ai ra gì.
Chính cách nói năng, hành xử của trẻ lúc nhỏ sẽ trở thành thói quen của con về sau. Lớn lên, cha mẹ có muốn sửa lại, rèn giũa lại cũng rất khó.
“Con nhà người ta” là cụm từ mà dường như bất cứ cha mẹ nào cũng từng nói. Nhưng cha mẹ hãy nhớ rằng, ''con nhà người ta'' dù có tốt, có đẹp cũng đâu phải con mình, hà cớ gì bố mẹ lại thích đem ra so sánh?
Bố mẹ biết không, so sánh như thế chẳng những không giúp con tiến bộ, cố gắng tốt hơn mà ngược lại khiến trẻ cảm thấy tự ti, luôn mặc cảm, dần dần thu mình lại.
Chúng sẽ cảm thấy rằng dù chúng có nỗ lực thế nào, đạt thành tựu gì đi nữa thì cha mẹ cũng không bao giờ hài lòng. Cuối cùng, trẻ sẽ chọn cách mặc kệ, nếu làm mà không được công nhận thì làm gì cho mệt.
Khi lớn lên, chúng thường thiếu tự tin trong cuộc sống, luôn cảm thấy mình không có giá trị, dĩ nhiên là rất khó thành công.
Không chỉ là cách dạy dỗ mà môi trường con đang sống và lớn lên có tác động không nhỏ đến tâm lý, định hình nhân cách của bé. Nếu ngay từ nhỏ, trẻ phải chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên cãi nhau, mắng chửi nhau, ít hoặc nhiều trẻ đều bị ảnh hưởng.
Thứ nhất là tình cảm của chúng giành cho bố mẹ không còn đong đầy, chúng sẽ nhìn bố mẹ với con mắt lệch lạc.
Thứ hai là trẻ có thể học theo thói quen xấu này của bố mẹ, luôn to tiếng, nạt nộ người khác. Chưa kể, một số trẻ có thể bị ảnh hưởng lâu dài về tâm lý và rối loạn hành vi.
Gia đình nào có con nhỏ cũng đều yêu chiều, quan tâm. Tuy nhiên, mỗi nhà lại có cách chiều khác nhau. Một số bố mẹ coi con mình là bảo vật, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.
Cư xử với con như thể con là trung tâm vũ trụ. Vũ khí lợi hại của con là tiếng khóc, một khi cha mẹ mềm lòng, đứa trẻ sẽ được nước lấn tới, luôn bướng bỉnh và có thói quen ăn vạ vì chúng biết cha mẹ sẽ yêu thương và đáp ứng nhu cầu.
Cha mẹ nên nhớ, yêu con không sai, chiều con không sai nhưng yêu thương sai cách có thể hủy hoại chính con người và tương lai con.
Nhiều cha mẹ thích hứa với con cái để con nghe lời, tuy nhiên sau đó lại không bao giờ thực hiện, như vậy cha mẹ đang sai trong cách dạy con rồi đấy. Đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ để hiểu việc giữ lời hứa là quan trọng thế nào.
Trong lúc đang giận dỗi vì muốn con nín khóc, cha mẹ vô tình hứa suông dẫn con đi chơi hoặc mua kẹo bánh. Tưởng chỉ hứa cho qua, con sẽ quên nhưng bé chắc chắn không dễ quên như bố mẹ nghĩ.
Việc không giữ lời hới với con cái, cha mẹ vô tình dạy con “mất chữ tín”, thích gian dối. Trong khi đó, một trong những tố chất của người thành công, giỏi giang là luôn coi trọng chữ tín.
Hơn nữa, giữ lời hứa với con cái cũng là cách tạo niềm tin với con trẻ. Vậy nên, cha mẹ đừng hứa với con mà không thực hiện nhé.