Những đối tượng này tuyệt đối không được ăn măng dù thèm đến mấy.
Măng là một trong những loại thực phẩm quen thuộc với bữa cơm của người Việt. Trong Đông y, măng có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn măng.
Dưới đây là những đối tượng tuyệt đối không được ăn măng dù thèm đến mấy.
Người dậy thì
Theo nghiên cứu, trong măng tre có chứa 1 lượng lớn chất cellulose và axit oxalic, khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng có thể tạo ra phức hợp làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Do đó, trẻ em hoặc trẻ đang trong giai đoạn dậy thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều măng bởi nó có thể gây nên tình trạng còi xương, chậm phát triển.
Sỏi thận
Người mắc bệnh sỏi thận phải nói không với măng nếu không muốn bệnh trở nặng hơn.
Nguyên nhân là do trong măng có chứa các axit oxalic, khi kết hợp với canxi sẽ gây tác động xấu hình thành sỏi thận hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Bệnh tiêu hóa
Bệnh nhân mắc xơ gan hoặc các bệnh dạ dày, thực quản không nên ăn.
Nguyên nhân là do măng có chứa các chất gây khó tiêu, khi người bệnh ăn vào sẽ dẫn tới tình trạng đầy bụng, trào ngược axit thậm chí có thể gây chảy máu trong.
Phụ nữ có thai
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong măng chứa khá nhiều độc tố nhất là glucozit. Khi đưa vào dạ dày, chất này sẽ sinh ra axid xyanhydric gây nên tình trạng ngộ độc.
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị ngộ độc do ăn măng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe lại tác động xấu tới thai nhi.
Bệnh gút
Không phải ai cũng biết, người bị bệnh gút ăn măng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân là do trong măng có chứa chất có khả năng làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể điều này tác động không nhỏ tới bệnh tình.